Gia Lai: 70% đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 21-10, đoàn giám sát do bà Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Dân tộc và một số sở, ngành của tỉnh về việc thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”. 
Dự buổi làm việc còn có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 46,32% dân số. Trong giai đoạn 2017-2021, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các sở, ngành và địa phương tổ chức 1 hội thảo, 10 hội nghị tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm phổ biến pháp luật; lắp đặt 200 áp phích tuyên truyền, phổ biến một số chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh; tổ chức 5 mô hình điểm tuyên truyền pháp luật tại các huyện: Kông Chro, Mang Yang, Chư Sê, Đức Cơ và Krông Pa. 
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thiên Di
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thiên Di
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh đã phối với các sở, ngành, địa phương tổ chức 17.780 buổi phổ biến pháp luật, thu hút gần 1,4 triệu lượt người tham gia; tổ chức 216 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 44.004 lượt người tham gia; cấp phát miễn phí hơn 1,3 triệu tài liệu, đăng tải 13.543 tin, bài trên các ấn phẩm báo chí và phát sóng 19.074 bản tin tuyên truyền luật pháp trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã. Kết quả, 100% công chức, viên chức của các cơ quan dân tộc trong tỉnh nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; 70% dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, ở một số địa phương còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, tình trạng thanh niên người dân tộc thiểu số vi phạm Luật Giao thông đường bộ còn ở mức cao.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, bà Đinh Thị Giang đề nghị Ban Dân tộc tỉnh cần hoàn thiện báo cáo, bổ sung số liệu để có sự đánh giá, so sánh hiệu quả của đề án trình HĐND tỉnh xem xét, làm việc với Ủy ban Dân tộc đề nghị cấp bổ sung nguồn kinh phí thực hiện đề án trong 5 năm qua; đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình hay ở địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).