Đoàn kết xây dựng huyện Kbang ngày càng giàu đẹp, văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong suốt chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Kbang đã lãnh đạo quân và dân các dân tộc đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Những trang sử vẻ vang

Cùng với cả nước, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, huyện Kbang đã đóng góp sức người, sức của cho cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tháng 3-1949, Chi bộ Đảng BơhNâm được thành lập với 7 đảng viên do đồng chí Lê Thanh Cảnh làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên trên địa bàn Kbang.

Đến tháng 5-1949, Chi bộ Hà Nừng được thành lập gồm 7 đảng viên do đồng chí Nguyễn Sơn làm Bí thư. Việc thành lập các chi bộ ở Kbang đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên địa bàn. Các chi bộ sớm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, huy động người dân tham gia kháng chiến, chống địch càn quét, xây dựng các căn cứ du kích, tăng gia sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi quân đánh giặc.

Theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, tháng 5-1950, tỉnh Gia Kon quyết định chia địa bàn phía Đông thành 8 khu (tương đương 8 huyện; địa bàn huyện Kbang ngày nay thuộc khu 3 và khu 4) và thành lập Ban cán sự Đảng khu 3, khu 4 do đồng chí Trần Văn Lộc và đồng chí Phạm Chánh làm Bí thư. Đây là bước ngoặt quan trọng đáp ứng sự đòi hỏi cấp bách của xu thế cách mạng lúc bấy giờ, phản ánh sự phát triển nhanh chóng thực lực cách mạng. Đây cũng là các tổ chức Đảng tiền thân của Đảng bộ huyện Kbang ngày nay.

Thị trấn Kbang ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Đ.T

Thị trấn Kbang ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Đ.T

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, các chi bộ và Ban cán sự Đảng ở Kbang đã gắn bó máu thịt với Nhân dân, được đồng bào các dân tộc tin yêu, đùm bọc, che chở. Qua đó, các chi bộ và Ban cán sự Đảng ở Kbang đã tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lập nên những thành tích vẻ vang.

Để thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ngày 15-9-1954, Tỉnh ủy chỉ định Ban cán sự Đảng huyện 1, huyện 2 (địa bàn 2 huyện này lúc bấy giờ cơ bản trùng với địa giới hành chính huyện Kbang ngày nay). Đảng bộ huyện 1 và huyện 2 nhanh chóng củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với người dân trên địa bàn theo phương châm “Sướng khổ cùng nhau, no đói cùng nhau”, “Đảng cùng dân một ý chí”.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng bộ, quân và dân Kbang đã cùng cả nước quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết, toàn dân tham gia kháng chiến. Đông đảo thanh niên tình nguyện vào bộ đội và lực lượng địa phương. Lực lượng vũ trang, bán vũ trang tại chỗ ngày càng vững mạnh, tổ chức thành công phong trào chiến tranh du kích gắn với xây dựng căn cứ cách mạng Khu 10-xã Krong vững chắc. Nhiều làng trên địa bàn huyện Kbang trở thành làng kháng chiến kiểu mẫu với thế trận liên hoàn vững chắc, liên kết giữa hậu phương và tiền tuyến, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân thù, giải phóng quê hương, đất nước.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều tên đất, tên làng đã trở thành khu căn cứ, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng như: Bơ Nâm, Hơ Nưng, Đak Pne, Kan Nak, đặc biệt là Làng kháng chiến Stơr-quê hương Anh hùng Núp đã đi vào huyền thoại, lịch sử chói ngời của Tây Nguyên bất khuất. Nhiều tấm gương về lòng dũng cảm, hy sinh cao cả của tập thể và cá nhân trong Đảng bộ, trong lực lượng vũ trang và Nhân dân đã xuất hiện. Huyện và 3 xã: Kông Bơ La, Sơn Lang, Krong được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác vì những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thể theo nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và người dân trong huyện, tại hội thảo tổng kết công trình biên soạn “Lịch sử Đảng bộ huyện Kbang giai đoạn 1945-2000” diễn ra vào năm 2003 và trên cơ sở lịch sử địa giới hành chính của huyện 1 và huyện 2 với địa giới hành chính của huyện Kbang ngày nay, các đại biểu đã nhất trí đề nghị và được Huyện ủy Kbang khóa V (nhiệm kỳ 2000-2005) quyết định lấy ngày 15-9-1954 làm Ngày truyền thống Đảng bộ huyện Kbang.

Xây dựng Kbang giàu mạnh

Năm 1985, huyện Kbang được thành lập. Thời kỳ đầu, huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; trình độ dân trí thấp và không đồng đều; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp...

Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với tinh thần chủ động, sáng tạo, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo Nhân dân chung sức, đồng lòng, tập trung trí tuệ đưa ra nhiều quyết sách đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 8,16%, tăng 0,11% so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản từ 47,92% (năm 2021) xuống còn 44,8% (năm 2023); ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 25,7% lên 27,3%; ngành dịch vụ tăng từ 26,38% lên 27,9%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm sau cao hơn năm trước hơn 10%.

Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Kbang đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ảnh: N.M

Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Kbang đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ảnh: N.M

Với những thành tựu đạt được, Đảng bộ và Nhân dân huyện Kbang đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba năm 2002, Huân chương Lao động hạng nhì năm 2008, Huân chương Lao động hạng nhất năm 2015.

Nông nghiệp, nông thôn của huyện ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng. Huyện đã triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn đúng hướng. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,49 triệu đồng/năm, tăng hơn 5,4 triệu đồng so với năm 2020.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện quan tâm đầu tư. Đến nay, toàn huyện có 7/13 xã và 7 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; 100% thôn, làng đã phủ kín lưới điện quốc gia; 98,6% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% làng đồng bào dân tộc thiểu số định canh định cư; 100% đường giao thông liên xã, thôn, làng được nhựa hóa, bê tông hóa tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện. Tất cả đã làm cho bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt”, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Trung tâm huyện Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Đ.T

Trung tâm huyện Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Đ.T

Những năm qua, hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư vào các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch cộng đồng, tạo đà cho ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển. Hàng năm, gần 10 ngàn lượt khách du lịch đến Kbang tham quan, trải nghiệm. Từ năm 2018 đến nay, huyện tổ chức thành công Ngày hội du lịch thu hút đông đảo khách đến tham quan, mua sắm. Riêng Ngày hội du lịch năm 2024 có hơn 64 ngàn lượt người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm, tổng doanh thu ước đạt 6,9 tỷ đồng.

Cùng với phát triển kinh tế và du lịch, lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt được kết quả quan trọng. Hiện 100% xã có bác sĩ, đạt tỷ lệ 6,3 bác sĩ/vạn dân; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; chất lượng khám-chữa bệnh ở tuyến huyện, xã được nâng lên, bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Cơ sở vật chất của ngành Giáo dục tiếp tục được nâng cấp, quy mô ngày càng phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên; duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng 43 trường đạt chuẩn quốc gia. Chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,25%. Các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm được huyện chú trọng, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Cuối năm 2023, toàn huyện còn 2.059 hộ nghèo, giảm 531 hộ so với năm 2021.

Trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện thường xuyên chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, phát huy dân chủ và thực hiện tốt đoàn kết trong Đảng. Số lượng đảng viên và tổ chức Đảng tăng nhanh. Đến nay, Đảng bộ huyện có 54 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với hơn 3.860 đảng viên, tăng gấp 6,4 lần so với khi mới thành lập huyện năm 1985.

Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn; công tác quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội có chuyển biến tích cực; khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được phát huy. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là cơ sở để Đảng bộ huyện tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.