Nội lực Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi lần về Kbang, khi xuống đến ngã tư giao lộ Trường Sơn Đông và quốc lộ 19, cảm giác vui và tự hào cứ trào dâng vì tôi đến vùng đất lịch sử gắn liền với làng Stơr của Anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong giai đoạn chống Mỹ là khu căn cứ cách mạng của tỉnh-Krong.

Ngày nay, phát huy thế mạnh, nội lực, Kbang từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

Một góc thị trấn Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Một góc thị trấn Kbang nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Nguyên

Đi trên con đường thảm nhựa phẳng lì chạy giữa khu dân cư sầm uất và mênh mông cánh đồng mía dọc xã Tơ Tung, Kông Lơng Khơng… đẹp như tranh, tôi không khỏi nhớ về một Kbang của vài ba thập niên trước. Sau khi được tách ra từ An Khê để thành lập huyện, Kbang là địa phương rộng lớn nhất tỉnh với diện tích gần 1.900 km2, chiếm gần 12% tổng diện tích toàn tỉnh.

Ngày ấy, nhắc tới Kbang, người ta liền nghĩ ngay đến rừng bởi toàn huyện có đến hơn 128.000 ha rừng và đất rừng, trong đó có 2 khu rừng nguyên sinh cực quý là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Bao thế hệ người Bahnar nơi đây chủ yếu sống dựa vào rừng, họ không chỉ phát rẫy, làm nương mà đến mùa còn vào rừng bẻ măng, hái quả xoay, quả sim, lấy mật ong để bán.

Cứ ngỡ tập quán lạc hậu “phát, đốt, chọc, trỉa” sẽ mãi ám theo cuộc đời của người dân Kbang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng. Song, những năm qua, huyện vùng xa này đã có sự thay đổi lớn, tác động đáng kể đến đời sống xã hội, đặc biệt là làm thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương. Đó là huyện đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, không chỉ bảo đảm cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng mà còn phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Từ chỗ chỉ trồng lúa rẫy là chính, năm 1996, cả huyện chỉ gieo trồng được 145 ha lúa Đông Xuân thì đến nay con số này là hơn 1.100 ha lúa Đông Xuân. Ngay cả những vùng trước đây đồng bào Bahnar chỉ biết trỉa lúa rẫy như Đăk Rong, Sơn Lang… thì bây giờ đã biết thâm canh và áp dụng cơ giới vào khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Ngay từ khi Nhà máy Đường An Khê được triển khai xây dựng và phía dưới đèo An Khê là Nhà máy Đường Bình Định hoạt động, đã có một bước ngoặt lớn đối với nền sản xuất nông nghiệp của Kbang. Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự đầu tư của ngành Nông nghiệp và các doanh nghiệp, bà con nông dân đã nhanh chóng chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng mía nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy.

Năm 1996, cả huyện chỉ trồng được 842 ha mía, năm 2000 là 1.419 ha thì năm nay đã vượt lên đạt xấp xỉ 11.000 ha với sự xuất hiện của nhiều cánh đồng mía mẫu lớn như ở xã Đông, Kông Lơng Khơng, Kông Bơ La, Tơ Tung, Nghĩa An, thị trấn Kbang... Mía nhiều và đạt năng suất 90-100 tấn/ha, đến nỗi nhiều người không ngần ngại gì khi khẳng định rằng hiện nay huyện Kbang là thủ phủ của cây mía ở vùng Đông Trường Sơn.

Dấu ấn đậm nét trong sản xuất nông nghiệp Kbang còn phải kể đến sự xuất hiện của cà phê-loại cây công nghiệp dài ngày, vốn là cây chủ lực của khu vực Tây Trường Sơn.

Cứ ngỡ thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu ở vùng Đông Trường Sơn như Kbang không phù hợp với loại cây này nhưng từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, huyện đã đưa cà phê vào trồng ở các xã phía Bắc và Đông Bắc như: Đăk Rong, Sơ Pai, Sơn Lang; đến nay tổng diện tích cà phê trên địa bàn có gần 3.600 ha. Đặc biệt, vài ba năm trở lại đây, một loại cây công nghiệp khác đã góp phần làm đổi đời người dân Kbang là mắc ca; với diện tích lên đến gần 3.000 ha, trong đó phần lớn là trồng tập trung, năng suất bình quân đạt 3-4 tấn/ha.

Được biết, hạt mắc ca tách vỏ sấy khô hiện có giá trên dưới 250 ngàn đồng/kg (1 kg tươi tách ra nhân còn 0,5 kg). Cây mắc ca đang khẳng định thế mạnh của mình và sẽ là cây mũi nhọn của huyện nhờ khâu chế biến sâu sau thu hoạch, trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng của địa phương, mang lại nguồn thu nhập cho người sản xuất và nhà chế biến, kinh doanh.

Không thể chỉ điểm qua từng ấy diện tích cây trồng mà có thể đánh giá cả nền kinh tế của một địa phương. Song, chính từ sự chuyển đổi này đã nói lên bước phát triển đáng mừng của Kbang. Thành công lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Kbang là người nông dân đã ý thức về lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và có tính đột phá, loại bỏ tập quán lạc hậu trong sản xuất, người dân sống gần rừng cũng bỏ dần thói quen ỷ lại vào rừng.

Chưa kể đến thế mạnh nhiều tiềm năng về du lịch, nấm linh chi, quả sim, hạt xoay, mật ong, măng le… mùa nào thức ấy là những sản vật nổi tiếng của rừng Kbang hiện nay. Cùng với cà phê, mía, hạt mắc ca, chanh dây… tạo nên chuỗi 11 sản phẩm OCOP năm 2023 của huyện.

Đi lên từ chính nội lực của mình, những địa danh nổi tiếng như Tơ Tung, Krong, Sơn Lang… thời kháng chiến nay đã trở thành những địa chỉ hấp dẫn trên bản đồ kinh tế của địa phương.

Phải chăng, từ thực tiễn nêu trên rút ra một vấn đề có tính quyết định đối với đời sống kinh tế-xã hội ở Tây Nguyên nói chung và huyện Kbang nói riêng. Đó là, nếu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa thì đây sẽ là biện pháp hữu hiệu để giữ rừng Tây Nguyên luôn xanh thẳm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.