Điều kiện, lương viên chức khi được cử đi đào tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì vẫn được hưởng nguyên lương cùng với các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

 

Nhằm xây dựng đội ngũ viên chức có năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị thường có chính sách cử viên chức đi đào tạo.

Điều 11 Luật Viên chức năm 2008 quy định, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ trong 2 trường hợp: Trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp; Nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.


 

Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn được hưởng nguyên lương cùng với các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn được hưởng nguyên lương cùng với các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.



Theo đó, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm… viên chức có thể được đào tạo sau đại học, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Theo quy định tại điều 35 Luật Viên chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. Thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được dùng để xét nâng lương.

Theo điều 37 Nghị định 101/2017, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các quyền lợi.

Đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước: Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định; Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.

Đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Viên chức được hưởng quyền lợi theo quy định và theo quy chế của cơ quan, đơn vị.

 



Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định các điều kiện đối với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng viên chức:

- Điều kiện đào tạo sau đại học: Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Nếu được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài thì còn phải đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

- Điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Đối với khóa bồi dưỡng dưới 1 tháng: Đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu. Khóa bồi dưỡng từ 1 tháng trở lên: Còn đủ tuổi để công tác ít nhất 2 năm từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu; Không trong thời gian xem xét, kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; Không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh. Phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề; Chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng; Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.