Đến năm 2024, người dânTP HCM xài 1 triệu tiền nước sẽ phải đóng phí thoát nước 450.000 đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc thu phí sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước trên TP.
Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất dự thảo giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2024.
Trong đó, hai vấn đề được nhấn mạnh đó là thay đổi tên "phí bảo vệ môi trường" thành "giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải". Kèm theo đó 3 phương án tăng giá nước. Tuy nhiên, Sở Xây dựng TP nhấn mạnh giải pháp tăng trung bình 5%/năm để không gây ra nhiều xáo trộn, tác động xã hội.
Với phương án này, Sở Xây dựng lấy giá nước sạch, cộng với mức thu phí môi trường đang thu bằng 10% giá cấp nước để đưa ra mức giá dịch vụ thoát nước năm 2021 là 15%. Cứ theo lộ trình tăng mỗi năm 5%, đến năm 2025 mức thu giá dịch vụ thoát nước bằng 35% giá nước sạch (chưa 10% tính thuế giá trị gia tăng).

Năm 2024, người dân TP xài 1 triệu đồng tiền nước phải đóng phí thoát nước 450.000 đồng
Năm 2024, người dân TP xài 1 triệu đồng tiền nước phải đóng phí thoát nước 450.000 đồng
Nếu tính theo giá nước sạch trung bình năm 2020 tại TP là 9.590 đồng/m3 thì người dân sẽ đóng 15% tiền giá dịch vụ kèm theo tương đương 1.439 đồng. Đến năm 2024 tiền nước sẽ đạt 12.107 đồng/m3 thì người dân phải chịu mức phí cho dịch vụ thoát nước là 4.237 đồng/m3 (tương đương 35%). Giá trên chưa tính 10% giá trị gia tăng.
Như vậy, đến năm 2024 người dân TP xài 1 triệu đồng tiền nước phải đóng phí 450.000 đồng.
Việc thu phí sẽ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi chung là hộ thoát nước) có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước trên TP.
Các hộ dân đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
L.Phong (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025 là cao điểm 350 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước vào chiều 12-1 để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.