Đề nghị xếp hạng “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” là Di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 31-10, tại Hội trường văn hóa xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), UBND huyện tổ chức hội thảo khoa học Di tích lịch sử “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” tại làng Plei Bông, xã Ayun.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh, lãnh đạo huyện và các phòng, ban liên quan, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và thân nhân gia đình họa sĩ Xu Man.

quang-canh-hoi-thao-khoa-hoc-anh-pd.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Phương Duyên

Họa sĩ Xu Man sinh năm 1925, là một cán bộ, đảng viên người Bahnar có nhiều cống hiến cho đất nước. Ông tham gia tập kết năm 1954 trong biên chế Trung đoàn 120, kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1955. Từ những năm 1960, sau khi trở về miền Nam, ông tham gia chiến đấu, công tác tại nhiều đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi hoàn thành chương trình lớp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1977, ông có thời gian công tác tại Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Gia Lai-Kon Tum và có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật khu vực cũng như nước nhà cho đến khi về hưu năm 1983. Năm 2007, họa sĩ Xu Man mất tại nhà riêng ở làng Plei Bông.

hoa-si-xu-man-anh-tran-phong.jpg
Họa sĩ Xu Man. Ảnh: Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Phong

Họa sĩ Xu Man có nhiều tác phẩm hiện đang được trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và ở nhiều địa phương khác.

Nếu chỉ tính riêng các tác phẩm được sưu tập và trưng bày tại các bảo tàng trong nước và tại UBND xã Ayun, tranh ông hiện còn 120 bức, bao gồm 48 bức sơn dầu, 58 bức màu nước, 5 bức sơn khắc, 5 bức bột màu, 2 bức sơn mài, 1 bức bút dạ, 1 bức sáp màu.

xu-man-bac-ho-voi-tay-nguyen-1974-bot-mau-61x95cm.jpg
Tác phẩm "Bác Hồ với Tây Nguyên"

Năm 2012, họa sĩ Xu Man được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm “Bác Hồ với tình yêu Tây Nguyên”, “Bác Hồ với Tây Nguyên” (tranh sơn dầu) và “Ngày hội trên Tây Nguyên”, “Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên” (tranh sơn mài). Đến nay, ông là họa sĩ duy nhất ở Tây Nguyên được tặng giải thưởng Nhà nước.

xu-man-binh-minh-tren-nui-rung-tay-nguyen-1975-son-mai.jpg
Tác phẩm “Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên”

Các ý kiến tại hội thảo đều khẳng định: Họa sĩ Xu Man là một họa sĩ tiêu biểu của tỉnh Gia Lai nói riêng và của Việt Nam nói chung. Ông đã đưa văn hóa truyền thống Tây Nguyên vào tác phẩm, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và lan tỏa, phát huy các giá trị truyền thống ấy. Ông còn là người thầy, người truyền cảm hứng cho nhiều họa sĩ thế hệ sau nên được ví như “cánh chim đầu đàn của mỹ thuật Tây Nguyên”.

5326c688604ad814815b.jpg
Họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Duyên

Chính vì vậy, việc thực hiện hồ sơ di tích “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mặt khác, di tích “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” sau khi được xếp hạng sẽ là căn cứ pháp lý giúp việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật của ông được triển khai hiệu quả hơn.

Theo hồ sơ di tích, nhà ở của họa sĩ Xu Man cách trung tâm tỉnh 42km về phía Đông. Di tích hiện tọa lạc tại làng Plei Bông, xã Ayun, tổng diện tích: 2.092 m2. Tổng thể kiến trúc gồm nhà xây nằm phía trước và nhà sàn nằm phía sau. Nhà xây gạch mái tôn khoảng cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 với sự hỗ trợ của chính quyền cấp tỉnh, nhưng họa sĩ Xu Man không ở mà chủ yếu để treo tranh và tiếp khách. Nhà sàn dựng phía đuôi nhà xây, sàn bằng gỗ mái lợp tôn, trước kia là nơi ông ở chính. Hiện nay cả 2 căn nhà này do con cháu ông ở nhưng đều rất đơn sơ và xuống cấp khá nặng.

khu-nha-cua-hoa-si-xu-man-hien-nay-anh-pd.jpg
Khu nhà của họa sĩ Xu Man hiện nay. Ảnh: Phương Duyên

Nhiều đại biểu tham gia hội thảo đã đề nghị quan tâm đầu tư, phục dựng khu nhà; tiếp tục mở rộng việc sưu tầm tác phẩm của họa sĩ Xu Man và đưa về trưng bày một phần tại đây để khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông. Một số ý kiến cân nhắc đổi tên di tích thành “Khu lưu niệm họa sĩ Xu Man” cho phù hợp với loại hình di tích đang đề nghị công nhận.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND huyện Mang Yang khẳng định, việc đề nghị xếp hạng di tích“Nhà ở của họa sĩ Xu Man là sự tri ân dành cho một họa sĩ có nhiều đóng góp và ảnh hưởng sâu rộng đối với mỹ thuật Tây Nguyên, mỹ thuật Việt Nam; đồng thời hình thành điểm đến, kết nối tour du lịch cộng đồng làng Đê Kjêng (xã Ayun) và Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tạo thêm sự phong phú, đặc sắc cho các tour tuyến du lịch địa phương.

Do vậy, UBND huyện đã đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch xem xét trình UBND tỉnh xếp hạng “Nhà ở của họa sĩ Xu Man” (Plei Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang) là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo khoản 11, Điều 6, Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Ý-Phó Giám đốc sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị ban soạn thảo hồ sơ di tích tiếp thu các ý kiến góp ý, sưu tầm thêm tư liệu về họa sĩ Xu Man để hoàn thiện hồ sơ gửi Sở thẩm định, trình và tham mưu UBND tỉnh xem xét, xếp hạng di tích cấp tỉnh để tri ân những cống hiến của họa sĩ Xu Man đối với Gia Lai nói riêng, đất nước nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.