Gia Lai: Thêm 3 di tích, cụm di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có các Quyết định số 566/QĐ-UBND, 567/QĐ-UBND, 568/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh lần lượt với quần thể di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An, Miếu An Tân và Đình Cửu Định (thị xã An Khê).

1. Quần thể di tích ấp Tây Sơn Nhì-Cửu An bao gồm cụm 6 di tích: khu sản xuất lương thực nghĩa quân Tây Sơn, Chợ Phiên-Trạm Gò, miếu An Điền Nam (thôn An Điền Bắc, xã Cửu An), miếu An Phước, miếu An Bình (tổ dân phố 3, phường An Phước), miếu An Thạch (thôn An Thạch, xã Xuân An). Quần thể di tích có tổng diện tích trên 8.700 m2. Đây là những di tích có mối quan hệ lịch sử gắn bó mật thiết với nhau tạo thành một quần thể vừa có tính kế thừa vừa có tính thống nhất.

Di tích Chợ Phiên-Trạm Gò. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Di tích Chợ Phiên-Trạm Gò. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Quần thể di tích này cũng là những căn cứ khoa học chứng minh lịch sử khai hoang lập ấp, lịch sử di dân, định cư, giao thương của người Kinh ở An Khê trong thời gian 250 năm, từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đồng thời có mối liên hệ mật thiết với quần thể di tích “Ấp Tây Sơn Nhất-An Khê”. Hai quần thể này đều nằm trên vùng đất được nghĩa quân Tây Sơn chọn làm căn cứ tiền khởi nghĩa cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vĩ đại năm 1771.

Qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, đến nay các di tích này vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị bằng nhiều hình thức như đặt tên các địa danh, duy trì và thực hành tín ngưỡng truyền thống, kiến tạo và trùng tu các di tích. Chứng tỏ các di tích mang giá trị, ý nghĩa trong đời sống văn hóa của cư dân sinh sống trên vùng đất này.

2. Di tích miếu An Tân thuộc tổ 2, phường An Tân có diện tích trên 3.500 m2. Đây là nơi ghi dấu quá trình khai hoang lập làng của cư dân thôn An Khê xưa, là trung tâm tín ngưỡng của các cư dân thuộc vạn An Tân cũ và phường An Tân ngày nay. Vị thần chủ được thờ phụng tại đây là nữ thần nguồn gốc Champa, tôn hiệu Thiên Y A Na. Ngoài ra, còn có các vị thần: Thành hoàng (thần bảo hộ xóm, làng), Cao Các nguyên quân (thần núi), Bạch Mã thái giám (thần ban sức khỏe, may mắn), Sơn quân (thần Hổ), Tiêu Diện (thần cai quản các âm linh, cô hồn), Chúa Ngung man nương (các nữ thần người Thượng nói chung)...

Miếu An Tân. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Miếu An Tân. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Hàng năm, miếu An Tân có các lễ cúng Khai sơn vào ngày 10-1 và cúng Quý Xuân 17-2 (âm lịch). Vào các ngày này, dân làng tập trung tại miếu làm lễ tạ ơn các vị thần linh đã che chở, bảo vệ cho xóm làng.

3. Di tích đình Cửu Định thuộc tổ 1, phường An Phước, có diện tích trên 1.460 m2. Đây là trung tâm tín ngưỡng của cư dân làng Cửu Định cũ. Ngoài 3 vị thần được chính quyền sắc phong công nhận là Thiên Y A Na, Thành hoàng và Thổ địa, các vị thần chính được người dân thờ phụng tại đây còn có các bậc Tiền hiền, Hậu hiền có công với làng, xã.

Đình Cửu Định. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Đình Cửu Định. Ảnh tư liệu Lưu Hồng Sơn

Các ngày lễ hội chính diễn ra tại đình là cúng Quý Xuân và Thanh Minh vào ngày 16-2, cúng Quý Thu vào ngày 16-8 (âm lịch). Trong đó, cúng Quý Xuân là sự kiện quan trọng nhất thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đình Cửu Định là minh chứng lịch sử quá trình di cư, tụ cư, chuyển cư, khai hoang lập làng từ những năm đầu thế kỷ XX của người Việt tại vùng đất An Khê.

Có thể bạn quan tâm

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.