Cung cấp thông tin của chính quyền cơ sở: Nâng cao nhận thức cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã cung cấp thông tin các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của các cấp chính quyền đến với người dân thông qua nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân tiếp nhận được các thông tin cần thiết liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, góp phần nâng cao nhận thức chung của cộng đồng khi tham gia các hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. 
Cung cấp kịp thời, đầy đủ
Tiếp cận thông tin vừa là nhu cầu, vừa là quyền của các tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân. Bởi thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước được coi là yếu tố cốt yếu trong mọi hoạt động khi mà xã hội được quản lý và vận hành theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.
Kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại 48 xã, phường, thị trấn thuộc 17/17 huyện, thị xã, thành phố với 1.000 người tham gia cho thấy, nhiều kênh cung cấp thông tin của chính quyền được người dân đánh giá là hiệu quả. Cụ thể, 84,6% số người được hỏi tiếp cận thông tin của chính quyền qua các cuộc họp tổ dân phố, thôn, xã, phường, thị trấn; 83,4% tiếp cận qua hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn; 82% tiếp cận qua thông báo trực tiếp từ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; 77,4% tiếp cận qua văn bản niêm yết tại trụ sở xã, phường, thị trấn; 76% tiếp cận qua thông tin từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn xã, phường, thị trấn; 70,9% tiếp cận qua tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin, 62,4% số người trao đổi với đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố, người có uy tín trong khu dân cư; 60,9% trao đổi với cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã; 51,5% tra cứu qua tài liệu, internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube)...
Hàng tháng, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kbang hỗ trợ các xã mở chuyên mục phát thanh trên sóng đài huyện. Ảnh: Minh Phương
Hàng tháng, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Kbang hỗ trợ các xã mở chuyên mục phát thanh trên sóng đài huyện. Ảnh: Minh Phương
Về việc cung cấp một số thông tin ở địa phương nơi cư trú trong thời gian qua, kết quả phân tích số liệu từ cuộc điều tra cho thấy, việc cung cấp thông tin của chính quyền cơ sở được người tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “cung cấp đầy đủ, kịp thời” chiếm tỷ lệ khá cao, từ 53,2% đến 87,8%. Trong đó, với việc cung cấp thông tin trong công tác xét tuyển, gọi công dân nhập ngũ, có 87,8% người dân được hỏi cho rằng “Cung cấp đầy đủ, kịp thời”. Tỷ lệ này với việc cung cấp thông tin về phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo, đối tượng được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế là 80,3%; về chủ trương, kế hoạch vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo là 79,5%; về kết quả lấy phiếu tín nhiệm chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã (2 năm/lần) là 76,2%; về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cảnh báo các loại tội phạm là 78,6; về đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu là 76,7%. Tỷ lệ người được hỏi ý kiến cho rằng chính quyền cơ sở “không cung cấp thông tin” chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,3% đến 7,6% trên tổng số người tham gia điều tra.
Về mức độ hiểu biết của người dân đối với các nội dung được chính quyền cơ sở cung cấp thông tin thời gian gần đây, tỷ lệ biết đầy đủ chiếm từ 40,7% đến 79,5%. Trong đó, nội dung các thông tin: việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được đánh giá cao nhất với 79,5% số người tham gia điều tra biết đầy đủ; kế đến là nội dung về quyền và nghĩa vụ công dân nơi cư trú (76,8%); các chính sách hỗ trợ, vay vốn của người dân địa phương (71,1%); các khoản huy động người dân đóng góp trong năm (67,1%); tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của xã, phường, thị trấn (59,5%).  
Kết quả điều tra cũng cho thấy, người dân đánh giá khá tốt việc phản hồi thông tin, giải đáp của đại diện chính quyền cơ sở và thôn, làng, tổ dân phố đối với những đề đạt, kiến nghị, phản ánh, thắc mắc của Nhân dân. Cụ thể, có 61,8-78,4% người dân đánh giá mức độ tiếp thu, giải đáp đầy đủ, kịp thời của người có trách nhiệm thông tin phản hồi giải quyết từ phía chính quyền cơ sở. Điều này thể hiện trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đội ngũ tuyên truyền làm nhiệm vụ ở thôn, làng, tổ dân phố khá tốt.
Hạn chế cần khắc phục
Cùng với những kết quả đạt được, vẫn còn một số nội dung có tỷ lệ đánh giá mức độ có cung cấp thông tin nhưng chưa đầy đủ, kịp thời chiếm khá cao, từ 10,9% đến 41,1% trên tổng số người được hỏi ý kiến. Đặc biệt, về việc cung cấp thông tin về các dự án, công trình đầu tư và tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn có 41,4% người được hỏi trả lời có cung cấp nhưng chưa đầy đủ, kịp thời. Tỷ lệ này với việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư; nội dung kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương lần lượt là 35,8% và 29,9%.
Bên cạnh đó, nhiều nội dung thông tin của chính quyền mà người dân biết nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể, 46,5% người dân được khảo sát trả lời biết nhưng chưa đầy đủ về thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ này đối với việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư là 44,2%; với dự toán, quyết toán ngân sách, thu, chi ngân sách của xã, phường, thị trấn là 43,2%, với công tác xây dựng cơ bản, triển khai thực hiện các công trình/chương trình/dự án trên địa bàn của xã, phường, thị trấn là 42,9%. Qua trao đổi phỏng vấn sâu một số người dân thì việc đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn được đánh giá thấp vì còn chậm, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa thỏa đáng, kéo dài.
Tỷ lệ người được hỏi ý kiến cho rằng chính quyền cơ sở “không cung cấp thông tin” tuy thấp nhưng vẫn còn. Trong đó, cao nhất là nội dung liên quan đến kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố (7,6%); thông tin về việc thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã (6%); thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư (5,9%).
Tỷ lệ người dân được hỏi trả lời không biết gì về các nội dung thông tin của chính quyền cơ sở vẫn còn từ 1,5% đến 14,4% tùy nội dung. Trong đó, 3 nội dung thông tin người dân không nắm được có tỷ lệ cao là: việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (14,4%); việc dự toán, quyết toán ngân sách, thu, chi ngân sách của xã, phường, thị trấn (14,2%); việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn (12,8%).  
Việc thông tin phản hồi, làm rõ của đại diện chính quyền cơ sở và thôn, làng, tổ dân phố khi người dân đề đạt, kiến nghị, phản ánh, thắc mắc vẫn còn bất cập. Tỷ lệ người được hỏi cho rằng đại diện chính quyền cơ sở và thôn, làng, tổ dân phố có tiếp thu, giải đáp nhưng chưa đầy đủ, kịp thời chiếm từ 20,7% đến 34,1%. Đáng chú ý, có tới 34,1% người đánh giá chưa hài lòng với sự thông tin, phản hồi của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng; 27,9% đánh giá chưa hài lòng với đại diện MTTQ và các đoàn thể thôn, tổ dân phố; 25,2% đánh giá chưa hài lòng đối với cán bộ chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn...
TỐNG THỚI MỐC

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.