Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin trong tỉnh luôn bám sát cơ sở, tham mưu kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền và tích cực phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ hội viên.

Trong chiến tranh chống Mỹ, hơn 4 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin (trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân), hàng chục vạn người vô tội bị chết, hàng chục triệu héc ta rừng và môi trường sinh thái bị hủy hoại.

Riêng tỉnh Gia Lai đã có khoảng 13.000 người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin, trong đó có hơn 6.200 nạn nhân trực tiếp và hơn 6.700 người bị nhiễm gián tiếp. Đa số những người bị nhiễm CĐDC/dioxin đều mắc các bệnh hiểm nghèo, dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư… đời sống gặp rất nhiều khó khăn, rất cần mọi người chung tay xoa dịu nỗi đau.

Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê trao bò sinh sản cho gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trần Dung

Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê trao bò sinh sản cho gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Trần Dung

Thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, các tổ chức Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chăm sóc nạn nhân, đóng góp xây dựng Quỹ Nạn nhân CĐDC/dioxin...

Trong 5 năm (2018-2023), các cấp Hội trong tỉnh đã vận động được hơn 17 tỷ đồng xây dựng Quỹ Nạn nhân CĐDC/dioxin; tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ với tổng giá trị hơn 19 tỷ đồng; trong đó hơn 10 tỷ đồng tặng quà nhân các dịp lễ, Tết, Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), Ngày Vì nạn nhân CĐDC/dioxin (10-8); gần 3 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 33 ngôi nhà; hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ nạn nhân xông hơi, giải độc; hơn 1,74 tỷ đồng thăm hỏi đau ốm, tặng sổ tiết kiệm, học bổng; hơn 1,67 tỷ đồng cho vay vốn không tính lãi để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Trong thời gian này, Trung ương Hội hỗ trợ 45 triệu đồng mua 3 con bò sinh sản tặng cho 3 hộ và trao 58 xe lăn, xe đạp cho các nạn nhân.

Điển hình trong công tác xây dựng tổ chức Hội và chăm lo nạn nhân CĐDC/dioxin là huyện Chư Sê. Cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành của huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ các nạn nhân.

Từ năm 2023 đến nay, huyện đã vận động hơn 1,6 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân, gia đình nạn nhân CĐDC/dioxin. Ngoài việc thăm hỏi, trao tặng quà trong các dịp lễ, Tết, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện còn vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ 63 nạn nhân, mỗi tháng 400-900 ngàn đồng/nạn nhân.

Đánh giá về công tác Hội và phong trào tại địa phương, ông Đỗ Tiến Quý-Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-cho biết: “Các cấp Hội trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện công tác Hội, nhất là vận động và sử dụng các nguồn lực để giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm CĐDC/dioxin.

Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức Hội còn tuyên truyền, vận động nhiều tập thể, cá nhân thăm hỏi, chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ sinh kế, giúp đỡ các nạn nhân.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng, các nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh cảm thấy ấm lòng, có thêm niềm tin để hòa nhập và vươn lên trong cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.