Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành: Đề án 896 phục vụ người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 17-12, Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) giai đoạn 2013-2020 của tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Báo cáo tại hội nghị, Đại tá Lê Văn Hà-Phó Giám đốc Công an tỉnh-cho hay: Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Đề án 896 tỉnh đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm để đơn giản hóa thủ tục hành chính và ưu tiên cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.667 thủ tục hành chính mức độ 2 được tích hợp tại Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Các sở, ban, ngành và địa phương đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng; phối hợp với mạng lưới bưu chính viễn thông, ngân hàng… để người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Lê Văn Ngọc


Cũng theo Đại tá Lê Văn Hà, đến nay, hầu hết sở, ban, ngành và 17/17 huyện, thị xã, thành phố, 220/220 xã, phường, thị trấn đã thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính. 17 sở, ban, ngành thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và thí điểm triển khai thực hiện chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công sang Bưu điện tỉnh.

Một trong những nội dung quan trọng của Đề án 896 là việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận, chuyển giao 1,636 triệu phiếu thu thập thông tin dân cư do Bộ Công an cấp cho Công an các địa phương. Qua đó đã quét đợt 1 là hơn 1,3 triệu phiếu, phát hiện hơn 50 ngàn phiếu lỗi và tiến hành thu thập phiếu mới. Hiện nay đã thu thập được 1.545.839 phiếu/1.568.693 nhân khẩu thường trú, đạt 98,54%; 3.079 phiếu đối với nhân khẩu tạm trú; đã tiến hành thu thập 140.790 phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư đối với các trường hợp công dân có sự thay đổi, cập nhật, chỉnh sửa thông tin.

Ông Dương Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Tư pháp-cho biết: “Sở đã tích cực tuyên truyền, phố biến, triển khai Đề án 896, triển khai Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, phối hợp với cơ quan Công an cấp số định danh cá nhân cho trẻ đăng ký khai sinh theo quy định, quản lý, kết nối và chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử”.

Qua đó, Sở Tư pháp đã biên soạn và phát hành gần 15 ngàn tài liệu pháp luật có liên quan đến Đề án 896, tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở với 650 người tham dự để nắm những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, căn cước công dân…

Ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc thực hiện Đề án 896 gặp không ít khó khăn nhưng đã có nhiều biện pháp cụ thể để khắc phục. “Ngoài việc phổ biến qua hệ thống truyền thanh, Ban Chỉ đạo Đề án 896 huyện cũng vận động già làng, trưởng thôn tham gia tuyên truyền đến từng người dân, nhất là những người làm rẫy ở xa nơi thường trú. Lực lượng Công an tranh thủ buổi tối để trực tiếp đến nhà thu thập, điều chỉnh thông tin”-Trung tá Trịnh Văn Đạt-Phó Trưởng Công an huyện Ia Pa-chia sẻ.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho rằng: Ban Chỉ đạo Đề án 896 đã nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao; chỉ đạo các ban, ngành, địa phương chủ động tuyên truyền, phổ biến Đề án 896 và việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đến các tầng lớp nhân dân; tăng cường nguồn nhân lực thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư…

 Đại tá Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 896. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Đại tá Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 896. Ảnh: Lê Văn Ngọc


Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Việc thực hiện Đề án 896 là một trong những công tác cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng số hóa xã hội, nâng cao tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân. Do đó, các sở, ban, ngành và địa phương cần khẩn trương khắc phục những vướng mắc, hạn chế để thực hiện quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ; chính quyền các cấp cần có chỉ đạo kịp thời, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ nhất là giữa ngành Công an và ngành Tư pháp”.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 6 tập thể, 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án 896 giai đoạn 2013-2020.

LÊ VĂN NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.