Chư Sê quan tâm tạo sinh kế cho nông dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, bằng nguồn kinh phí vận động từ cán bộ, hội viên và các Mạnh Thường Quân, Hội Nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia lai) đã triển khai thực hiện 2 chương trình "Đàn dê thoát nghèo" và "Con bò vàng" với mục tiêu giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn phát triển chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Nguyễn Hữu Tỵ-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Sê-cho biết: “Với việc triển khai thực hiện đúng tiêu chí, đối tượng hưởng thụ, chương trình đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của người dân, tạo sức bật đối với những hộ nghèo trên địa bàn huyện. Qua 5 năm thực hiện, chương trình “Đàn dê thoát nghèo” đã giúp hơn 32 hộ thoát nghèo bền vững; chương trình “Con Bò vàng” giúp 49 hộ nông dân thoát nghèo và có thêm thu nhập ổn định".

Gia đình chị Rơ Lan H’ Ngâm (làng Nhá, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) thuộc hộ nghèo trong nhiều năm. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ 2 sào cà phê, 1 sào lúa và tiền công làm thuê của hai vợ chồng.
Gia đình chị Rơ Lan H’Ngâm (làng Nhă, xã Ia Blang) vốn thuộc hộ nghèo. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu từ 2 sào cà phê, 1 sào lúa và tiền công làm thuê của hai vợ chồng.

Năm 2019 chị H’ Ngâm được Hội Nông dân xã xã Ia Blang hỗ trợ 7 con dê sinh sản để phát triển kinh tế. Chị H’ Ngâm cho biết: “Đàn dê chăm sóc tốt tháng 12-2020 gia đình đã chuyển lại cho xã 7 con dê và tặng thêm 1 con cho hộ khó khăn trong làng để họ vướn lên. Hiện tại đàn dê 17 con của gia đình chị phát triển tốt dự kiến cuối năm nay bán đi 10 con cũng cho thu nhập gần 100 triệu đồng”.
Năm 2019, gia đình chị H’Ngâm được Hội Nông dân xã Ia Blang hỗ trợ 7 con dê sinh sản để phát triển kinh tế. Chị H’ Ngâm cho biết: “Nhờ được chăm sóc tốt nên đàn dê đẻ nhiều. Tháng 12-2020, gia đình đã chuyển lại cho Hội 7 con dê và tặng thêm 1 con cho hộ khó khăn trong làng để họ có điều kiện vươn lên. Hiện tại, đàn dê 17 con của gia đình phát triển tốt. Gia đình cũng đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định từ đàn dê".

Ở làng Pan, (xã Dun, huyện Chư Sê) gia đình chị Trần Thị Thùy Lan, là diện khó khăn nhiều năm qua. Năm 2018, gia đình chị Lan được Hội Nông dân xã Dun hỗ trợ 4 con dê bách thảo. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn dê của gia đình chị lớn rất nhanh và đến nay được 23 con. Từ khi được hỗ trợ con giống, gia đình có điều kiện để đầu tư sản xuất, bắt đầu có nguồn thu nhập ổn định. “Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng 90 triệu đồng. Đến nay, gia đình tôi đã đăng kí thoát nghèo bền vững”-chị Lan chia sẻ.
Ở làng Pan (xã Dun), gia đình chị Trần Thị Thùy Lan cũng từng thuộc diện khó khăn. Năm 2018, gia đình chị Lan được Hội Nông dân xã hỗ trợ 4 con dê bách thảo. Đến nay, đàn dê của gia đình chị đã phát triển lên 23 con. Chị Lan chia sẻ: “Bình quân mỗi năm, tôi thu nhập khoảng 90 triệu đồng từ chăn nuôi dê. Đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững”.

Giữa năm 2020 gia đình anh Kpuih Var và chị Siu H’ Luêh (làng Kê, thị trấn Chư Sê) được hỗ trợ 3 con dê để thoát nghèo. Qua 4 tháng chăm sóc đã đẻ được 1 con. Anh Var cho biết:
Giữa năm 2020, gia đình anh Kpuih Var-chị Siu H’Luêh (làng Kê, thị trấn Chư Sê) được hỗ trợ 3 con dê để thoát nghèo. Anh Var cho biết: "Tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để dê khỏe mạnh, đẻ nhiều, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình sớm thoát nghèo".

Sau 05 năm thực hiện, các cấp Hội trong huyện đã luân chuyển 74 “Đàn dê thoát nghèo” với 222 con dê sinh sản với tổng giá trị trên 440 triệu đồng giúp đỡ cho 74 hội viên thoát nghèo phát triển kinh tế.
Sau 5 năm thực hiện chương trình "Đàn dê thoát nghèo", các cấp Hội Nông dân ở huyện Chư Sê đã luân chuyển 74 đàn dê với 222 con (tổng giá trị trên 440 triệu đồng) cho 74 hội viên khó khăn phát triển kinh tế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Dự án “con bò vàng” do Hội Nông dân huyện Chư Sê triển khai từ năm 2010 đã hỗ trợ sinh kế, góp phần giúp gần 50 hội viên nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Chương trình "Con bò vàng” do Hội Nông dân huyện Chư Sê triển khai từ năm 2010 đã hỗ trợ sinh kế, góp phần giúp 49 hộ hội viên thoát nghèo.

Là một hộ nghèo nhận bò từ chương trình, gia đình chị Siu Ngoan và anh Rơ Châm Tur (làng Ngose-glang, thị trấn Chư Sê) đã thoát nghèo trong năm 2019.
Là một hộ nghèo được nhận bò từ chương trình, gia đình chị Siu Ngoan (thị trấn Chư Sê) đã thoát nghèo trong năm 2019. Chị Ngoan cho hay: “Hiện đàn bò của gia đình đã phát triển lên 7 con. Tôi tận dụng nguồn phân bò  làm phân bón cho 3 sào cà phê, 4 sào lúa. Từ hộ khó khăn, bây giờ, gia đình tôi có thu nhập ổn định gần 80 triệu đồng/năm".

Gia đình anh Rơ Mah Lak, (làng NgoSe-Glang, thị trấn Chư Sê) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chỉ trông chờ vào vài sào ruộng được cha mẹ để lại. Tháng 5-2020, anh Lak được Hội Nông dân thị trấn Chư sê hỗ trợ 1 con bò cái giống trị giá 10 triệu đồng.
Gia đình anh Rơ Mah Lak (làng Ngo Se-Glang, thị trấn Chư Sê) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chỉ trông chờ vào vài sào ruộng được cha mẹ để lại. Tháng 5-2020, anh Lak được Hội Nông dân thị trấn Chư sê hỗ trợ 1 con bò cái trị giá 10 triệu đồng. "Nhờ được hỗ trợ bò, gia đình tôi có thêm động lực cố gắng vươn lên thoát nghèo"-anh Lak nói.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.