Chư Păh hỗ trợ cựu chiến binh thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Chư Păh đã tập trung xóa nhà dột nát, giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất để thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Trong căn nhà sàn 3 gian kiên cố vừa xây dựng còn thơm mùi gỗ, anh Yân (SN 1994, làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve) xúc động nói: Năm 2008, trong lúc sinh đứa em thì mẹ của anh qua đời. Gia đình đang chật vật thì bố bỏ đi để lại 2 đứa em thơ trong căn nhà chừng 4 m2 dột nát, lụp xụp. Ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì nước tràn vào. Nhiều lúc, 3 anh em phải ngủ nhờ hàng xóm. Năm 2014, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Yân phải bươn chải làm đủ thứ nghề để nuôi các em ăn học. Cơm chưa đủ no, áo chẳng đủ ấm nên việc xây một căn nhà kiên cố là không thể.
Khi được Hội CCB xã Đak Tơ Ve thông báo hỗ trợ xây nhà, anh Yân mừng không kể xiết. Năm 2020, căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” dành cho 3 anh em được khởi công. Căn nhà có diện tích 50 m2 với kinh phí xây dựng hơn 75 triệu đồng, trong đó, Hội CCB xã hỗ trợ 25 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm 50 triệu đồng. Được sự giúp đỡ tận tình của hội viên CCB và dân làng, sau 1 tháng khởi công xây dựng, căn nhà được hoàn thành trong niềm vui của gia đình. Anh Yân bày tỏ: “Có nhà mới rồi mình rất mừng. Từ nay sẽ cố gắng làm ăn phát triển kinh tế và đáp lại tấm lòng của các đồng chí, đồng đội”.
Niềm vui của anh Yân (làng Tuêk) trong căn nhà mới.Ảnh-R.H. Ảnh: R’Ô Hok

Niềm vui của anh Yân (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh) trong căn nhà mới. Ảnh: R’Ô Hok

Cũng trong năm 2020, anh Yân được địa phương tạo điều kiện vay 40 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, đồng thời vay thêm 5 triệu đồng từ vốn xoay vòng của Chi hội CCB làng Tuêk để đầu tư trồng 1 ha mì. Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn nên gia đình anh Yân đã thoát nghèo.
Gia đình anh A Loi (cùng làng) cũng gặp nhiều khó khăn với thu nhập ít ỏi từ việc làm rẫy và làm thuê. Anh cho biết: Sau khi lập gia đình vì hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ chỉ cho 2 sào đất vườn. Không có khả năng làm nhà, nhiều năm nay, vợ chồng vẫn sống trong căn nhà dột nát, chắp vá. Năm 2019, anh được Hội CCB xã hỗ trợ 25 triệu đồng để làm nhà. “Gia đình mình bỏ thêm 30 triệu đồng nữa xây được 1 căn nhà kiên cố, rộng rãi. Mình cảm ơn các hội viên CCB rất nhiều”-anh Loi phấn khởi nói.
Anh A Loi (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh) bên căn nhà được Hội CCB xã hỗ trợ kinh phí xây dựng. Ảnh: R’Ô Hok
Anh A Loi (làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh) bên căn nhà được Hội CCB xã hỗ trợ kinh phí xây dựng. Ảnh: R’Ô Hok
Ông Líp-Chi hội trưởng Chi hội CCB làng Tuêk-cho biết: Chi hội có 37 hội viên, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn khó khăn. Từ năm 2017 đến nay, Chi hội đã hỗ trợ 4 hội viên nghèo làm nhà ở. Bên cạnh đó, Chi hội còn hỗ trợ các hộ vay vốn, xây dựng quỹ vốn xoay vòng. Hiện nay, Chi hội CCB làng Tuêk không còn hội viên nghèo.
Ngoài hỗ trợ xóa bỏ nhà tạm cho hội viên nghèo, nhiều mô hình, câu lạc bộ CCB giúp nhau phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ vay vốn đã giúp nhiều hội viên ở xã Ia Khươl vượt qua khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Ông Rơ Châm Broih (làng Tơ Vơn 1) cho biết: Sau khi xuất ngũ về địa phương, ông làm đủ thứ việc để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, vì thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất sản xuất nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Năm 2017, ông được vay 20 triệu đồng từ quỹ xoay vòng của Hội để mua 2 cặp bò sinh sản và 1 con heo về nuôi. Sau một thời gian, đàn heo tăng hơn chục con. Nhận thấy địa phương có đồng cỏ xanh tốt, ông bán hết số heo mua 1 con bò. Đến cuối năm 2020, đàn bò của ông tăng lên 6 con. Ông quyết định bán bớt bò để lấy tiền sửa lại căn nhà và cải tạo vườn tạp để trồng cà phê, xoài, mít. Đầu năm 2021 gia đình ông thoát nghèo. Ông Broih bộc bạch: “Nhờ nguồn vốn của Hội CCB và được hội viên người Kinh tại thôn Đại An 2 chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà gia đình mình biết cách làm ăn, thu nhập dần ổn định”.
Ông Nguyễn Minh Giang-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Khươl-cho biết: Toàn xã có 151 hội viên CCB sinh hoạt ở 12 chi hội thôn, làng. Để giúp hội viên người đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, năm 2020, Hội CCB xã triển khai mô hình chi hội thôn người Kinh kết nghĩa với chi hội làng đồng bào dân tộc thiểu số để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ cây-con giống. “Năm 2019, xã có 8 hộ hội viên nghèo thì đến cuối năm 2020 giảm còn một nửa. Hiện nguồn quỹ do hội viên đóng góp đã lên đến 319 triệu đồng, sẽ sắp xếp cho số hội viên nghèo vay đầu tư phát triển sản xuất”-ông Giang cho biết thêm.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Lệ Ngãi-Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Păh-thông tin: Toàn huyện có 15 cơ sở Hội, trong đó có 11 cơ sở Hội với 333 hội viên vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng dư nợ 67 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện có 783 hộ hội viên CCB khá, giàu; chỉ còn 87 hộ hội viên nghèo (chiếm 4,06%). “Riêng quỹ xoay vòng của Hội hơn 2,3 tỷ đồng. Thời gian tới, Hội CCB huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”-ông Ngãi nhấn mạnh.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.