Vì sao thi bằng lái xe phải có phần mềm mô phỏng tình huống giao thông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giúp người học nhận biết, phán đoán tình huống nguy hiểm, mất an toàn giao thông có thể xảy ra trong quá trình tham gia giao thông.
Học sinh thi sát hạch sa hình tại một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Học sinh thi sát hạch sa hình tại một trung tâm đào tạo lái xe ở Hà Nội. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có phản hồi liên quan đến việc bằng lái xe phải thi bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông là bất cập, đánh giá không đúng thực tế, mất nhiều thời gian và kinh phí của người dân.

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông ứng dụng trong việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được quy định tại Nghị định số 138/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe; Thông tư số 38/2019 và Thông tư số 01/2021 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Đánh giá phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giúp người học nhận biết, phán đoán tình huống nguy hiểm, mất an toàn giao thông có thể xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng các tình huống nguy hiểm, mất an toàn giao thông được Cục Đường bộ phối hợp Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải, các chuyên gia giao thông xây dựng dựa trên các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại Việt Nam.

Ngoài ra, phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phần mềm mô phỏng dùng cho học, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Anh, Australia, Nhật Bản, Singapore… Nội dung các tình huống được minh họa trực quan thông qua các đoạn phim Video, đồ họa 3D. Phần mềm được xây dựng và cài đặt trên hệ thống máy tính, điện thoại di động để người dân nghiên cứu, ôn luyện.

Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông được chuyển giao để các cơ sở đào tạo lái xe ôtô tổ chức đào tạo từ ngày 1/1/2022, để các trung tâm sát hạch tổ chức ôn luyện và sát hạch từ ngày 15/6/2022. Phần mềm đã được điều chỉnh cập nhật lần 1 từ ngày 29/8/2022, lần 2 từ ngày 15/2/2024.

Vào tháng 1/2024, Cục Đường bộ Việt Nam đã hướng dẫn các Sở Giao thông Vận tải truy cập trang thông tin điện tử www.gplx.gov.vn tải bản cập nhật phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và chính thức thực hiện trên toàn quốc từ ngày 15/2/2024.

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cũng tiết lộ, qua báo cáo của các Sở Giao thông Vận tải, trung tâm đào tạo sát hạch lái xe, hiện nay, tỷ lệ đạt yêu cầu nội dung sát hạch bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên 80%.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.