Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Kông Chro hiện có hơn 99.702 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, 63.122,16 ha có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,84%. Từ năm 2021 đến nay, UBND huyện đã triển khai giao rừng cho các hộ dân và cộng đồng. Năm 2021, huyện đã giao hơn 1.836 ha rừng cho 7 cộng đồng trên địa bàn 4 xã (Yang Nam, Đăk Kơ Ning, Sró, Đăk Song) với 301 hộ tham gia; năm 2022 giao 734 ha rừng cho 1 cộng đồng trên địa bàn xã Đăk Kơ Ning với 85 hộ tham gia; năm 2023 giao 2.849 ha rừng cho 7 cộng đồng trên địa bàn 4 xã (Ya Ma, Đăk Kơ Ning, Sró, Đăk Song) với 635 hộ tham gia.

Việc giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; sản xuất nông-lâm nghiệp dưới tán rừng theo quy định hiện hành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Làng Kte-Kchăng (xã Đăk Song) nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 974 ha rừng với có 123 hộ dân tham gia. Ông Đinh Choech-đại diện cộng đồng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng-cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi đốt nương làm rẫy phải đảm bảo an toàn, không để lửa cháy lan vào rừng; không phá rừng làm nương rẫy, không chặt phá cây rừng. Đồng thời, phân chia mỗi tổ 5-7 người thay phiên nhau tuần tra để bảo vệ rừng”.

Cộng đồng làng B’là (xã Đăk Song) chia tổ thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: G.H

Cộng đồng làng B’là (xã Đăk Song) chia tổ thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: G.H

Còn ông Đinh Ương-Trưởng thôn Kliếc-H’Ôn (xã Đăk Song) thì cho hay: “Cộng đồng làng Kliếc-H’Ôn nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.002 ha rừng. Kinh phí nhận khoán là 400 ngàn đồng/ha/năm. Để bảo vệ và phòng-chống cháy rừng hiệu quả, chúng tôi chia thành nhiều tổ thay phiên nhau tuần tra 2-3 lần/tuần”.

Từ năm 2021 đến nay, cộng đồng làng Bya (xã Sró) nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 389,5 ha rừng. Ông Đinh Kũk-Trưởng nhóm cộng đồng làng Bya-chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức họp dân, chia tổ và phân công nhiệm vụ cho từng tổ. Hàng tuần, các tổ thay nhau đi tuần tra, nếu phát hiện có hành vi phá rừng, cháy rừng thì lập tức triển khai ngăn chặn và báo cho trưởng thôn, kiểm lâm địa bàn, cán bộ UBND xã để xử lý. Nhờ tuần tra thường xuyên nên không xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy hay phá rừng”.

Theo ông Nguyễn Anh Đức-Phó Chủ tịch UBND xã Sró: Thời gian qua, UBND xã đã ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với các khu vực rừng có nguy cơ cao bị xâm hại, xã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. “Qua công tác tuyên truyền, vận động, các hộ dân nhận khoán đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Khi ý thức được nâng lên, người dân không còn phá rừng làm nương rẫy. Bên cạnh đó, các hộ dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ rừng có thêm nguồn thu nhập”-ông Đức thông tin.

Đóng biển, cắm mốc giao rừng cho cộng đồng làng Pting (xã Sró) với diện tích gần 300 ha. Ảnh: G.H

Đóng biển, cắm mốc giao rừng cho cộng đồng làng Pting (xã Sró) với diện tích gần 300 ha. Ảnh: G.H

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Anh Tuấn-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro-cho biết: Việc giao khoán rừng cho cộng đồng, nhóm hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng. Đến thời điểm hiện tại, các diện tích rừng được giao khoán được cộng đồng và hộ gia đình quản lý, bảo vệ tốt, chưa để xảy ra phá rừng, mất rừng.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc giao rừng cho cộng đồng, người dân vẫn còn một số khó khăn như: chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng được nhận giao rừng; đời sống của các cộng đồng làng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn; công tác phát triển lâm sản phụ, cây dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng chưa được đầu tư để đảm bảo nguồn thu cho cộng đồng làng nhận khoán…

“Năm 2024, huyện sẽ tiếp tục thực hiện giao rừng với diện tích 4.586,1 ha cho 3 cộng đồng làng gồm: làng Broch Siêu (xã An Trung) với 96 hộ tham gia; làng Tkắt và làng Hrach (xã Đăk Kơ Ning) với 145 hộ tham gia. Để công tác giao rừng đạt hiệu quả, huyện cũng kiến nghị các ngành của tỉnh hướng dẫn việc lập và thẩm định hồ sơ địa chính. Từ đó, huyện mới có cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng được giao rừng; tham mưu UBND tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển lâm sản phụ dưới tán rừng”-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.