Các trường sẽ kiểm soát giờ làm thêm của sinh viên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà trường có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian là một trọng điểm mới tại Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Từ giữa tháng 3-2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) triển khai lấy ý kiến Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong lần sửa đổi này, đề xuất giới hạn giờ làm thêm và các trường phải kiểm soát học sinh, sinh viên làm thêm là một trong những nội dung mới lần đầu tiên được đề cập, tuy nhiên đã gây nhiều tranh cãi.

Theo đó, tại khoản 1, điều 30 Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất học sinh, sinh viên đủ 15 tuổi trở lên được làm thêm, nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học, và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.

Đồng thời, khoản 4 điều này cũng quy định, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian.

Theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm quyền làm việc, đồng thời, tăng cường quản lý, hỗ trợ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất học sinh, sinh viên được làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học, và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất học sinh, sinh viên được làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học, và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ

Góp ý tại Hội thảo "Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)" do Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM, trực thuộc Sở LĐ-TB-XH thành phố tổ chức, ông Trần Nguyên Thục, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật quận 12 cho rằng đề xuất này khó khả thi. Ông Thục cho biết rất khuyến khích các em học sinh, sinh viên đi làm thêm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, từ đó có sự thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết đều không thông tin đến nhà trường. "Mục tiêu của luật là rất tốt, bởi nếu được kiểm soát chặt chẽ, khi học sinh, sinh viên gia nhập vào thị trường lao động sẽ được quan tâm, bảo vệ từ nhiều phía, nhưng để triển khai thì rất khó" – ông Thục nói

Ngoài ra, ông Thục cũng đề nghị cần xem xét lại việc siết thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên. Theo đó, hiện nay các trường đa phần đào tạo tín chỉ, thời gian học tập linh hoạt, mỗi năm có 3 kỳ học và không có kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học phù hợp với nhu cầu và năng lực của cá nhân.

Tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật quận 12, ông Thục cho biết rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên, ban ngày đi học, chiều tối phải tất tả làm thêm. Chủ yếu làm những công việc giản đơn như phục vụ quán ăn, phụ quán nước… "Nhiều trường hợp làm thêm để trải nghiệm nhưng cũng không ít trường hợp không còn là lựa chọn mà đó là mưu sinh, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên ngoại tỉnh. Mặc dù học tập vẫn là nhiệm vụ chính mà các bạn phải quan tâm, tuy nhiên đây là nguồn thu nhập quan trọng để các bạn có chi phí trang trải cho sinh hoạt và học tập, vì vậy cũng cần xem xét lại điều khoản này" – ông Thục nói.

Với những trường hợp học sinh, sinh viên khó khăn làm thêm không phải để trải nghiệm mà là mưu sinh

Với những trường hợp học sinh, sinh viên khó khăn làm thêm không phải để trải nghiệm mà là mưu sinh

Trước đó, tại hội nghị góp ý dự thảo Luật này do LĐLĐ TP HCM tổ chức, ông Lưu Đức Quang, giảng viên trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố cho rằng Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nếu xây dựng dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài thì chưa thấu đáo. Các nước kiểm soát thời gian làm thêm của du học sinh chứ không hạn chế sinh viên nước mình. "Mạng lưới an sinh xã hội ở Việt Nam chưa hoàn thiện, cơ chế cho sinh viên vay học tập còn hạn chế. Nếu siết giờ làm thêm, nhiều sinh viên sẽ không đủ khả năng theo đuổi việc học" – ông Quang nói.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.