Chư Păh quan tâm hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng được 206 căn nhà và hỗ trợ nước sinh hoạt cho 247 hộ DTTS nghèo.

Gia đình chị Siu Jun (làng Doch 1, xã Ia Kreng) thuộc diện hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Trước đây, 5 thành viên của gia đình chị phải sống trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Năm 2023, gia đình chị là 1 trong 7 hộ nghèo của làng được hỗ trợ xây nhà mới.

“Gia đình có ít đất sản xuất nên chủ yếu đi làm thuê để kiếm tiền lo cho cuộc sống hàng ngày, không có điều kiện xây nhà. Cuối năm 2023, gia đình tôi được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 40 triệu đồng để xây nhà. Gia đình vay thêm của họ hàng, người thân được hơn 50 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà mới khang trang. Tôi sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên thoát nghèo và tích góp tiền trả nợ ngân hàng”-chị Jun vui vẻ nói.

Chị Siu Jun (làng Doch 1, xã Ia Kreng) bên ngôi nhà mới xây, khang trang rộng rãi. Ảnh: L.N

Chị Siu Jun (làng Doch 1, xã Ia Kreng) bên ngôi nhà mới xây, khang trang rộng rãi. Ảnh: L.N

Gia đình chị Rơ Châm Phich (cùng làng) cũng được hỗ trợ làm nhà mới. Chị Phich cho biết: Vợ chồng chị lấy nhau đã nhiều năm nhưng không làm được căn nhà kiên cố để ở. Do nương rẫy ít, vợ chồng chị chủ yếu đi làm thuê cho người dân trong làng nên kinh tế rất khó khăn.

“Nhiều năm nay, vợ chồng tôi và đứa con sống trong căn nhà lụp xụp, diện tích chật hẹp, không đảm bảo an toàn mỗi khi mưa bão. Năm 2022, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, tôi xây được căn nhà mới. Từ nay, gia đình yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”-chị Phich phấn khởi nói.

Ia Kreng là xã khó khăn nhất huyện Chư Păh. Toàn xã có 575 hộ/2.103 khẩu, trong đó, người DTTS chiếm khoảng 97%. Hiện toàn xã còn 266 hộ nghèo (chiếm 46,2%) và 106 hộ cận nghèo (chiếm 18,4%); thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức 14 triệu đồng/năm. Qua rà soát, toàn xã còn 179 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Do đó, cấp ủy, chính quyền xã xác định việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác giảm nghèo của địa phương.

Ông Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Khi có dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo người DTTS, UBND xã đã thông báo đến các thôn, làng để tổ chức họp, bình xét, trong đó ưu tiên những hộ có nhà ở xuống cấp, khó khăn hơn làm trước. Trong 2 năm (2022-2023), xã xây dựng 57 căn nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ nước sinh hoạt cho 24 hộ DTTS.

Còn ông Hoàng Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka thì cho hay: Triển khai Dự án 1, xã Ia Ka đã làm được 23 nhà ở và cấp 40 bồn chứa nước cho hộ DTTS nghèo. Để triển khai Dự án 1 hiệu quả, UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn, làng rà soát, lập danh sách hộ DTTS nghèo có nhu cầu cấp thiết xây dựng nhà ở.

Sau đó, UBND xã cử người giám sát, nghiệm thu và làm các thủ tục thanh toán. Đối với hộ không có khả năng đối ứng, ban nhân dân thôn và các đoàn thể huy động ngày công hỗ trợ xây dựng nhà. Đến nay, các hộ đã hoàn thành xây dựng nhà và đưa vào sử dụng.

Chị Rơ Lan Nhi (làng Tuêk, xã Đăk Tơ Ver) bên ngôi nhà mới được Nhà nước hỗ trợ xây dựng. Ảnh: L.N

Chị Rơ Lan Nhi (làng Tuêk, xã Đăk Tơ Ver) bên ngôi nhà mới được Nhà nước hỗ trợ xây dựng. Ảnh: L.N

Huyện Chư Păh có 12 xã và 2 thị trấn; có 109 thôn, làng, tổ dân phố (73 thôn, làng vùng đồng bào DTTS), trong đó, 31 thôn, làng thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ người DTTS chiếm trên 55% dân số toàn huyện. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 7,16%, trong đó, tỷ hộ nghèo người DTTS chiếm 13,16% tổng số hộ DTTS; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 16,96%, trong đó, tỷ lệ hộ cận nghèo người DTTS chiếm 27,66% tổng số hộ DTTS. Trong 2 năm (2022-2023), huyện đã triển khai làm được 206 căn nhà và cấp 247 bồn chứa nước sinh hoạt cho các hộ DTTS nghèo.

Trao đổi với P.V, ông Luyện Văn Toàn-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện Chư Păh-cho hay: Qua rà soát, giai đoạn 2021-2025, huyện có 513 hộ DTTS nghèo cần được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Đến nay, huyện đã triển khai làm được 206 căn nhà. Theo lộ trình, trong 2 năm (2024-2025), huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 307 hộ nghèo người DTTS, trong đó, dự kiến năm 2024 làm 82 nhà và hỗ trợ thêm 1 hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Đăk Tơ Ver.

Việc thực hiện các chính sách dân tộc, an sinh xã hội đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát

Ayun Pa hỗ trợ nhà ở cho 32 hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại thị xã Ayun Pa “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.