Chư Prông quan tâm hỗ trợ sinh kế cho người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia đình chị Rơ Lan Dên (làng Bò, thị trấn Chư Prông) thuộc diện hộ nghèo. Vì không có đất sản xuất nên vợ chồng chị phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. 

Chia sẻ với hoàn cảnh của gia đình, năm 2023, Hội Nông dân thị trấn Chư Prông đã hỗ trợ 2 con dê giống trị giá 6 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Sau gần 1 năm, đàn dê của gia đình chị đã phát triển lên 5 con.

“Sắp tới, tôi sẽ bán lứa dê đầu tiên để mua sắm một số vật dụng cần thiết phục vụ sinh hoạt. Số dê còn lại tôi sẽ tiếp tục duy trì để nhân đàn. Gia đình tôi sẽ cố gắng chăm chỉ làm ăn để vươn lên thoát nghèo trong năm nay”-chị Dên cho hay.

Chị Rơ Lan Dên (làng Bò, thị trấn Chư Prông) phấn khởi khi được hỗ trợ cặp dê sinh sản để phát triển kinh tế. Ảnh: Mai Ka

Chị Rơ Lan Dên (làng Bò, thị trấn Chư Prông) phấn khởi khi được hỗ trợ cặp dê sinh sản để phát triển kinh tế. Ảnh: Mai Ka

Hội Nông dân thị trấn Chư Prông đang triển khai 2 mô hình sinh kế là nuôi dê sinh sản và hỗ trợ giống lúa cho hội viên nghèo. Hiện nay, thị trấn còn 6 hộ hội viên nông dân nghèo. Năm 2024, Hội sẽ giúp đỡ 2 hộ hội viên vươn lên thoát nghèo.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nguyễn Thanh Hoa cho biết: “Các mô hình hỗ trợ sinh kế là nguồn động viên, khích lệ các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên gầy dựng cuộc sống. Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng kết hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chi tiêu hợp lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất”.

Hội Nông dân xã Ia Tôr hiện có 433 hội viên, trong đó có 10 hội viên nghèo. Những năm qua, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên nghèo tham gia mô hình trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Riêng năm 2022, Hội Nông dân huyện Chư Prông phối hợp với xã Ia Tôr hỗ trợ bò sinh sản cho 5 hộ nông dân với tổng kinh phí 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân.

“Từ các nguồn hỗ trợ của cấp trên và huy động sự đóng góp của hội viên, Hội đã triển khai mô hình hỗ trợ sinh kế gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Năm 2024, Hội phấn đấu giảm 2 hộ hội viên nghèo”-Chủ tịch Hội Nông dân xã Rơ Châm Lý cho biết.

Các mô hình hỗ trợ sinh kế là nguồn động viên, khích lệ các hộ nghèo, cận nghèo tích cực vươn lên gầy dựng cuộc sống. Ảnh: M.K

Các mô hình hỗ trợ sinh kế là nguồn động viên, khích lệ các hộ nghèo, cận nghèo tích cực vươn lên gầy dựng cuộc sống. Ảnh: M.K

Theo bà Siu H’Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông: Hiện nay, Hội Nông dân các xã, thị trấn đang triển khai 12 mô hình sinh kế với tổng kinh phí 61,65 triệu đồng để hỗ trợ con giống, cây trồng cho 15 gia đình hội viên nông dân phát triển kinh tế.

Điển hình như: Hội Nông dân xã Ia Lâu hỗ trợ 1 hội viên nghèo 1 cặp dê giống trị giá 7 triệu đồng, đồng thời giúp 2 hội viên nghèo về cây giống, phân bón trị giá 5 triệu đồng; Hội Nông dân xã Ia Phìn hỗ trợ 2 thùng cây chanh dây giống trị giá 7 triệu đồng cho 2 hội viên; Hội Nông dân xã Ia Piơr hỗ trợ 1 mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản trị giá 9 triệu đồng; Hội Nông dân xã Ia Vê hỗ trợ hội viên nghèo 4 con heo giống trị giá 5 triệu đồng…

“Cùng với đó, Hội Nông dân các xã, thị trấn phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác, phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao; vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.