Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Từ khi thành lập đến nay, các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em gái để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết. Tổ cũng đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Qua đó, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt là vấn đề tảo hôn và bạo lực gia đình; đảm bảo sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS.

Không chỉ định kỳ đến Trạm Y tế xã khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ, chị Rơ Mah Beh (làng Sur A) còn thường xuyên lắng nghe, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ sơ sinh với Tổ truyền thông cộng đồng của làng.

Chị Beh chia sẻ: “Trước đây, nhiều chị em trong làng khi mang thai thường không thăm khám định kỳ và cũng đa phần sinh con ở nhà, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Từ khi có Tổ truyền thông cộng đồng, mình cũng như các chị em khác đã ý thức được khi có thai thì phải khám định kỳ.

Nhờ vậy, sức khỏe của mình cũng như thai nhi phát triển ổn định, mình cũng sẽ đến cơ sở y tế để sinh cho an toàn. Ngoài ra, nhờ được truyền thông, vợ chồng mình đã biết áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào chăm sóc hơn 1 ha cà phê nên năng suất tăng đáng kể, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định và hòa thuận”.

chi-ro-mah-beh-thu-2-phai-sang-da-y-thuc-duoc-khi-mang-thai-phai-kham-dinh-ky-va-sinh-con-o-co-so-y-te-5411.jpg
Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Nói về vấn đề này, chị Rơ Mah H’Jơm-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Sur A, Tổ trưởng Tổ truyền thông cộng đồng-cho hay: “Được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng Tổ truyền thông cộng đồng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, giúp chị em phụ nữ tự tin và bình đẳng hơn trong gia đình.

Các thành viên trong nhà hòa thuận, cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình từng bước được hạn chế”.

Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I (2021-2025). Dự án này được triển khai tại 15 làng đặc biệt khó khăn của 5 xã trên địa bàn huyện Chư Sê, gồm: Ayun, Hbông, Ia Ko, Ia Blang và Al Bá.

Còn chị Kpuih H’Lem-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Ko thì cho biết: “Bên cạnh tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, Hội còn phối hợp tổ chức nhiều hội nghị đối thoại chính sách tại cơ sở.

Từ đó, thành viên trong tổ có thêm kiến thức, kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới để tích cực truyền thông trong các buổi họp làng, góp phần đẩy lùi nạn tảo hôn, bạo lực gia đình… Đồng thời, Hội cũng vận động chị em tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách chăm sóc bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

bo-mat-nong-thon-lang-sur-a-ngay-cang-khoi-sac-8158.jpg
Bộ mặt nông thôn làng Sur A ngày càng khởi sắc. Ảnh: N.Q

Trao đổi với P.V, bà Uran H’Na-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-thông tin: Sau 3 năm triển khai Dự án 8, Hội LHPN huyện đã thành lập và duy trì hoạt động 9 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 4 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

Hoạt động tuyên truyền của các tổ, câu lạc bộ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, những tập tục văn hóa lạc hậu; đồng thời, tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.

“Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu của Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội duy trì, thành lập cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng…

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng đối tượng hội viên phụ nữ, nhất là truyền thông bằng tiếng địa phương nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho phụ nữ DTTS.

Ngoài ra, tổ chức hội thi, liên hoan các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ các định kiến, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em; truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế gắn với các buổi sinh hoạt chi hội, tổ phụ nữ…”-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.