Phú Thiện sơ kết 3 năm thực hiện bình đẳng giới và vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 18-9, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn I từ năm 2021-2025.
Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8. Ảnh: Vũ Chi

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8. Ảnh: Vũ Chi

Giai đoạn I từ năm 2021-2025, Hội LHPN huyện Phú Thiện triển khai Dự án 8 tại 18 làng đặc biệt khó khăn thuộc 7 xã trong huyện. Tổng nguồn vốn phân bổ đến nay là trên 1,7 tỷ đồng. Trong đó, cấp huyện giải ngân đạt 5,66%, cấp xã chưa giải ngân.

Sau 3 năm triển khai, Hội LHPN các cấp trong huyện thành lập được 12 tổ truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng; 3 mô hình “Địa chỉ tin cậy”; 3 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; cấp 12 loa kéo phục vụ công tác tuyên truyền tại thôn, làng; phối hợp xây dựng 3 phóng sự và 2 tin bài tuyên truyền; biên soạn, in ấn và cấp phát 2.000 tờ rơi, 60 phướn treo, 100 cuốn sổ tay đối thoại chính sách; 175 bình giữ nhiệt, 500 mũ, 500 móc khóa, 130 áo phao cho các thành viên tham gia các mô hình.

Bên cạnh đó, Hội tổ chức các lớp tập huấn, chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình…

Trong 3 năm, Hội LHPN huyện thành lập được 3 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi". Ảnh: Vũ Chi

Trong 3 năm, Hội LHPN huyện thành lập được 3 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi". Ảnh: Vũ Chi

Nhìn chung, một số nhiệm vụ của Dự án 8 cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Các mô hình, hoạt động triển khai đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ giải ngân vốn thấp.

Nguyên nhân là do kinh phí được giao nhiều nhưng nội dung thực hiện của Dự án phần lớn chỉ thực hiện các lớp tập huấn, các hội nghị tuyên truyền, truyền thông, đối thoại chính sách mà đầu mục chi các nội dung theo các văn bản đính kèm lại thấp nên khó có thể giải ngân được vốn.

Để hoàn thành chỉ tiêu của giai đoạn I, năm 2024, Hội LHPN huyện phấn đấu thành lập 5 tổ truyền thông cộng đồng; 2 lớp tập huấn lồng ghép giới cho cán bộ thôn, làng; 1 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ; 1 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức 3 cuộc đối thoại; thực hiện 80% phụ nữ thuộc dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm với Hà Đông

Trải nghiệm với Hà Đông

(GLO)- Tôi là người thích lãng du, tìm đến những vùng đất mới, được gặp những người dân hồn hậu, mến thương. Lần này, tôi về thăm lại Hà Đông (huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai) vào một ngày nắng, vùng đất ngỡ quen mà thấy bao điều mới lạ.
Chư Pưh tập huấn kỹ năng điều hành cho 6 Tổ truyền thông cộng đồng

Chư Pưh tập huấn kỹ năng điều hành cho 6 Tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Ngày 13-9, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn kỹ năng điều hành cho các Tổ truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai

Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 9-9, tại phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai.