Chư Pưh sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 23-5, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Dự án thuộc "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" giai đoạn 1 (2021-2025) trên địa bàn huyện.

Qua 3 năm triển khai Dự án 8 tại địa bàn 4 xã, thị trấn của huyện Chư Pưh, có 11 “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập với 95 thành viên; 3 mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng với 27 thành viên; 2 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với 60 thành viên. Có 260 cán bộ xã, thôn, làng, người có uy tín trong cộng đồng, hội viên phụ nữ nòng cốt...được tập huấn Chương trình 3 về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cộng đồng.

Dự án 8 đã tác động đến nhận thức của cả 2 giới về thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Châu

Dự án 8 đã tác động đến nhận thức của cả 2 giới về thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Châu

Ngoài ra, các nội dung của Dự án 8 được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong việc xóa bỏ những rào cản, định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Hội nghị cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai vì đây là nội dung mới, nguồn vốn phân bổ lớn, cán bộ Hội ít, chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, việc phân bổ vốn năm 2022, chuyển nguồn sang năm 2023 chậm dẫn đến việc triển khai các nội dung, hoạt động của Dự án gặp khó khăn; một số định mức chi tiêu còn thấp so với yêu cầu triển khai và duy trì các mô hình của Dự án ở địa bàn đặc biệt khó khăn; chưa có quy định cụ thể để hỗ trợ cho hội viên phụ nữ, người dân tham gia các hoạt động của Dự án...

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hưởng ứng Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai hưởng ứng Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Hưởng ứng 15 năm Ngày Bảo hiểm Y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Gia Lai yêu cầu BHXH các huyện, thị xã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID

Tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID

(GLO)- TTXVN cho biết, từ ngày 1-7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó có việc tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID.
.

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng 6%

Lương tối thiểu vùng được đề xuất tăng 6%

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nhân rộng mô hình “Ánh sáng an ninh”

Nhân rộng mô hình “Ánh sáng an ninh”

(GLO)- Nhằm nhân rộng mô hình “Ánh sáng an ninh”, từ ngày 12 đến 14-6, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với các nhà tài trợ lắp đặt 30 trụ đèn năng lượng mặt trời tại làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh), làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku) và làng Hlú (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê).