Ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại xã Uar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-12, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị truyền thông và ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại xã Uar.

Theo quyết định thành lập, Ban quản lý mô hình có 10 thành viên do ông Nay Loan-Trưởng ban Công tác Mặt trận buôn Ngôl làm Trưởng ban.

Mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" là một tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng; mục đích hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời nạn nhân bị bạo lực gia đình nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình. Mô hình do UBND xã thành lập, quản lý, gồm các thành viên là những cá nhân có uy tín cao trong cộng đồng.

Các thành viên trong Ban Quản lý ra mắt và nhận số tiền 15 triệu đồng hỗ trợ mua sắm vật phẩm thiết yếu cho mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”. Ảnh: Nguyễn Chi
Các thành viên trong Ban Quản lý ra mắt và nhận số tiền 15 triệu đồng hỗ trợ mua sắm vật phẩm thiết yếu cho mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”. Ảnh: Nguyễn Chi

Dịp này, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã trao số tiền 15 triệu đồng của Trung ương Hội hỗ trợ mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" mua sắm vật phẩm thiết yếu. Sau lễ ra mắt, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn, hòa giải bạo lực gia đình cho ban quản lý mô hình, thành viên nòng cốt phụ trách công tác phòng-chống bạo lực gia đình.

Sau lễ ra mắt, các thành viên của mô hình và hội viên phụ nữ trên địa bàn xã đã được nghe báo cáo viên truyền thông về vai trò và nguyên tắc hoạt động "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng"; đồng thời tuyên truyền một số quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em như Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, một số điều trong Luật Hình sự về tội hành hạ người khác… nhằm nâng cao nhận thức, chăm lo hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, trẻ em và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Được biết, năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã thành lập được 4 mô hình địa chỉ tin cậy trong toàn huyện. Các mô hình đã phát huy hiệu quả trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại các thôn, buôn.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.