Chư Pưh: Mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” giúp phụ nữ vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” mà nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Đây là mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh triển khai từ năm 2018 đến nay. Theo đó, “3 biết” là biết mặt, biết hoàn cảnh, biết nhu cầu hội viên; “2 hỗ trợ” là hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ kiến thức. Trong quá trình thực hiện mô hình, hội phụ nữ các cấp đã kịp thời tìm hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ nhiều hội viên vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhờ Hội LHPN xã Ia Hrú trích nguồn quỹ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” hỗ trợ bò sinh sản, đời sống gia đình chị Rmah H'Thiêng (đứng giữa, làng Tao Chor) đã vơi bớt khó khăn. Ảnh: Q.T

Nhờ Hội LHPN xã Ia Hrú trích nguồn quỹ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” hỗ trợ bò sinh sản, đời sống gia đình chị Rmah H'Thiêng (đứng giữa, làng Tao Chor) đã vơi bớt khó khăn. Ảnh: Q.T

Trước đây, gia đình chị Rmah H'Thiêng (làng Tao Chor, xã Ia Hrú) thuộc diện hộ nghèo. Không có đất sản xuất, vợ chồng chị phải làm thuê, thu nhập bấp bênh. Cuộc sống của gia đình càng khốn khó hơn khi chồng chị bị tai nạn giao thông qua đời vào đầu năm 2021. Biết được hoàn cảnh, Hội LHPN xã Ia Hrú đã trích nguồn quỹ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” để trao bò sinh sản giúp gia đình chị phát triển chăn nuôi. Đến nay, chị H'Thiêng đã phát triển đàn bò lên 5 con, từng bước vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo.

“Được các chị cán bộ phụ nữ xã thường xuyên tặng quà và hỗ trợ bò sinh sản, tôi rất mừng và hứa sẽ cố gắng làm ăn để ổn định cuộc sống gia đình”-chị Rmah H'Thiêng tâm sự.

Tương tự, nhờ mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ” mà đời sống của gia đình bà Rmah HNét (làng Kênh Săn, xã Ia Le) ngày càng ổn định. Gia đình bà đông con, chồng thì ở tù vì vi phạm pháp luật. Nắm bắt hoàn cảnh của gia đình bà H'Nét, Hội LHPN xã đã động viên, hỗ trợ sinh kế cũng như hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

“Khi chồng thụ án xong, gia đình mình được Hội LHPN xã hỗ trợ cặp dê sinh sản và hướng dẫn cách làm ăn. Với 1,2 ha bắp, 6 sào mì, 3 sào lúa và chăn nuôi dê, gia đình mình thu được gần 50 triệu đồng/năm và đã thoát nghèo”-bà H'Nét chia sẻ.

Với phương châm bám sát cơ sở để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn cảnh, nhu cầu của từng gia đình hội viên, Hội LHPN huyện đã giúp đỡ hàng chục hộ hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu thông qua mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”. Từ năm 2018 đến nay, toàn huyện đã ra mắt được 53 mô hình tại 40 chi hội phụ nữ với hơn 487 thành viên. Qua đó, đã hỗ trợ sinh kế cho 60 hội viên với tổng số tiền hơn 184 triệu đồng. Đến nay, phần lớn hội viên được hỗ trợ từ mô hình đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bà Đặng Nguyễn Ngân Tuyền-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Hrú-cho hay: “Thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN huyện, từ năm 2018 đến nay, Hội đã thành lập 7 mô hình “3 biết 2 hỗ trợ”. Qua mô hình, cán bộ được phân công phụ trách lập sổ theo dõi, nắm bắt hoàn cảnh, nhu cầu của từng hội viên để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Qua 6 năm triển khai, mô hình nhận được sự hưởng ứng của hội viên phụ nữ, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đổi mới, nhân rộng mô hình”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thùy-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh-cho biết: Thông qua mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, Hội LHPN huyện phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện thẩm định và giải ngân cho 155 phụ nữ vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, khởi nghiệp với tổng dư nợ hơn 11 tỷ đồng. Cùng với đó, các cơ sở Hội còn xây dựng quỹ xoay vòng với tổng số tiền trên 600 triệu đồng, giúp 339 chị vay không tính lãi để đầu tư phát triển sản xuất.

“Qua 6 năm triển khai, mô hình đã phát huy hiệu quả rất tốt. Nhiều hội viên phụ nữ được hỗ trợ sinh kế, kiến thức cũng như sự đồng hành của chi hội trong suốt quá trình tham gia mô hình, đến khi họ thật sự thoát nghèo bền vững. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục xây dựng nhiều mô hình hay, phù hợp với điều kiện của từng hội viên phụ nữ nhằm giúp họ thay đổi nhận thức, tư duy, dẹp bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.