Chư Sê: Nhiều cách làm hay giúp phụ nữ thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình. Từ năm 2016 đến nay, các cấp Hội đã giúp hơn 200 hộ gia đình hội viên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 8,04%.

Chị Huỳnh Thị Mỹ Dung (thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) cho biết: Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào số tiền kiếm được từ việc làm thuê. Năm 2021, thông qua Hội LHPN thị trấn và Chi hội Phụ nữ thôn, chị được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Ngoài ra, Chi hội Phụ nữ thôn còn cho chị mượn 10 triệu đồng từ mô hình “Xoay vòng vốn”. Khi có được nguồn vốn, bên cạnh việc đầu tư chăm sóc 1 ha cà phê, chị Dung còn trồng thêm một số cây ăn quả và vườn rau sạch. “Mỗi ngày, gia đình tôi thu về 300-500 ngàn đồng từ việc bán rau và trái cây. Còn số tiền thu được từ 1 ha cà phê, tôi để dành tiết kiệm. Đến nay, gia đình không những thoát nghèo, trả xong tiền vay ngân hàng mà còn có vốn để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế”-chị Dung phấn khởi nói.

Chị Huỳnh Thị Mỹ Dung (thứ 3 từ phải qua; thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) chia sẻ với cán bộ Hội LHPN thị trấn, huyện về quá trình vươn lên thoát nghèo của mình. Ảnh: Đinh Yến

Chị Huỳnh Thị Mỹ Dung (thứ 3 từ phải qua; thôn Bầu Zút, thị trấn Chư Sê) chia sẻ với cán bộ Hội LHPN thị trấn, huyện về quá trình vươn lên thoát nghèo của mình. Ảnh: Đinh Yến

Theo bà Đào Ánh Hồng-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê, mô hình “Xoay vòng vốn” được Hội triển khai từ năm 2016, đến nay đã thu hút hơn 300 hội viên tham gia. Sau hơn 7 năm hoạt động, 21 chi hội trực thuộc đã tích lũy trên 1,65 tỷ đồng, giúp hội viên khó khăn mượn không tính lãi hoặc lãi suất thấp để phát triển kinh tế.

Năm 2015, Hội LHPN xã Ayun đã vận động hội viên đóng quỹ để mua bò sinh sản nuôi xoay vòng, vừa tạo việc làm cho chị em, vừa góp phần phát triển kinh tế. Với số tiền góp vốn gần 20 triệu đồng, Hội đã mua 3 con bò mẹ về giao cho chi hội trưởng phụ nữ ở 3 làng chăn nuôi trước. Khi bò mẹ đẻ bê con, các chị bàn giao bò mẹ cho hội viên khác nuôi.

Chị Đinh Nay Hoan-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã-cho hay: “Mô hình đã duy trì được 8 năm. Từ 3 con bò mẹ ban đầu nay đã đẻ được 7 con bê, hội viên nhận nuôi ai cũng mừng. Nhiều chị em sau khi chăn nuôi thấy hiệu quả đã chủ động tích góp tiền mua thêm bò về nuôi để phát triển kinh tế gia đình”.

Tại xã Al Bá, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo” của Hội LHPN xã cũng là một trong những cách làm hiệu quả giúp hội viên phụ nữ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Đơn cử như trường hợp gia đình chị Rơ Mah Glim (làng Ia Hboòng). Do không có đất sản xuất, vợ chồng chị phải đi làm thuê kiếm tiền nuôi 4 miệng ăn. Thấu hiểu hoàn cảnh của chị Glim, năm 2021, Hội LHPN xã đã hỗ trợ 2 con heo giống để chị phát triển chăn nuôi.

“Nhờ Hội giúp đỡ, cuộc sống gia đình tôi giờ đã đỡ chật vật hơn trước. Từ 2 con heo giống ban đầu, đến nay, gia đình tôi có 6 con heo nái và heo thịt. Khi có vốn, gia đình tôi mua bò về nuôi. Đầu năm 2023, với số tiền bán bò và heo, tôi đã sửa chữa lại căn nhà khang trang hơn”-chị Glim chia sẻ.

Mô hình nuôi bò sinh sản của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ayun đã giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Mô hình nuôi bò sinh sản của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ayun đã giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Bà Nguyễn Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHPN huyện-thông tin: Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cấp Hội rà soát, nắm chắc số hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó, Hội đặc biệt quan tâm, khai thác nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và nguồn vốn của các gia đình.

Tính đến nay, Hội đã tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giải quyết cho 3.148 lượt hộ hội viên phụ nữ vay vốn với tổng dư nợ trên 110 tỷ đồng thông qua 70 tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ 14 con giống gia súc với tổng kinh phí trên 114 triệu đồng cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, các cấp Hội trong huyện đã thành lập 28 tổ xoay vòng vốn, thu hút 902 thành viên tham gia với tổng số vốn 4,2 tỷ đồng; giúp 532 chị vay với lãi suất thấp hoặc không tính lãi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Hội cũng thành lập 17 câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng” với 249 thành viên; tiết kiệm được trên 1,3 tỷ đồng (hội viên đã rút chi tiêu, phát triển kinh tế 961 triệu đồng, còn tiết kiệm 382 triệu đồng).

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Hội vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; trong đó, chú trọng duy trì và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ giúp phụ nữ vượt khó thoát nghèo. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội phấn đấu giúp ít nhất 2 hộ phụ nữ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều. Cùng với đó, các cấp Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi”-bà Hà nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.