Chư Prông quan tâm đầu tư hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều dự án đầu tư hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Ia Vê có 1.895 hộ/7.536 khẩu, trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS chiếm 55%. Xã hiện còn 4 làng đặc biệt khó khăn gồm: Hlang Ngol, Ó, Siu, Doách. Tháng 10-2023, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2382/QĐ-UBND phê duyệt dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư 4 làng nói trên với tổng kinh phí hơn 49,5 tỷ đồng.

Theo đó, huyện đầu tư làm 38 tuyến đường nhánh (2 tuyến đường liên xã và 36 đường nội làng) với tổng chiều dài 14,26 km; xây dựng Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ làng Doách; điểm trường tại làng Hlang Ngol (Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt); sửa chữa 4 nhà sinh hoạt cộng đồng; xây dựng sân thể thao trung tâm xã.

Ông Siu Kheo (bìa phải)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hlang Ngol (xã Ia Vê) bên con đường vừa được san ủi mặt bằng để chuẩn bị đổ bê tông. Ảnh: L.N

Ông Siu Kheo (bìa phải)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hlang Ngol (xã Ia Vê) bên con đường vừa được san ủi mặt bằng để chuẩn bị đổ bê tông. Ảnh: L.N

Ông Hoàng Văn In (làng Hlang Ngol) cho hay: “Nhà nước đầu tư 100% kinh phí nên người dân không phải đóng góp gì thêm. Để có mặt bằng, chúng tôi đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, chặt cây cà phê, điều để mở rộng tuyến đường. Gia đình tôi cũng hiến gần 200 m2 đất và chặt một số cây cà phê để mở rộng đường bê tông 3,5 m”.

Còn ông Siu Kheo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hlang Ngol thì cho biết: “Làng Hlang Ngol có 212 hộ, trong đó có 78 hộ nghèo, 90 hộ cận nghèo. Được Nhà nước hỗ trợ làm 11 tuyến đường nhánh với chiều dài 4,5 km và hỗ trợ xây dựng điểm trường tiểu học, sửa chữa nhà văn hóa, bà con rất phấn khởi”.

Theo ông Nguyễn Xuân Phùng-Chủ tịch UBND xã Ia Vê: Khi triển khai thi công những tuyến đường này, bà con đều đồng thuận hiến đất, chặt cây và di dời vật kiến trúc để giải phóng mặt bằng. Các dự án tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, góp phần giảm nghèo.

Cuối năm 2023, UBND dân huyện Chư Prông đã phê duyệt các dự án gồm: Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia Púch; Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Phung, làng Piơr 1 (xã Piơr); Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Hlang Ngol, Ó, Siu, Doách (xã Ia Vê).

Các dự án triển khai đầu tư các hạng mục làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, hỗ trợ làm nhà văn hóa với tổng kinh phí hơn 161,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện các dự án từ năm 2023 đến 2025.

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Phung, thôn Piơr 1 (xã Piơr) triển khai làm 2 tuyến đường chính và 25 tuyến đường dân sinh dài gần 7,4 km. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Phung, thôn Piơr 1 (xã Piơr) triển khai làm 2 tuyến đường chính và 25 tuyến đường dân sinh dài gần 7,4 km. Ảnh: Lê Nam

Ông Huỳnh Trọng Mỹ-Giám đốc Ban Quản lý dự án xây đầu tư xây dựng huyện: “Sau khi được UBND huyện phê duyệt dự án và giao nhiệm vụ, Ban đã chỉ đạo chuyên viên kỹ thuật, các nhà thầu giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đến nay, khối lượng thực hiện các dự án tại xã Ia Vê đạt 28,1%, xã Ia Púch đạt 42,6%, xã Ia Piơr đạt 29,1%”.

Theo ông Lê Văn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Púch: Xã có 2 làng đặc biệt khó khăn là làng Goòng và Bỉh. Thực hiện dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết (Chương trình phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi), xã được đầu tư 10 tuyến đường nhánh với chiều dài gần 4 km tại 2 làng đặc biệt khó khăn; sửa chữa, nâng cấp Trường Tiểu học và THCS Phù Đổng.

Trao đổi với P.V, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện Siu Hiệu khẳng định: Các chương trình được triển khai trên địa bàn huyện đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, tạo sinh kế, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nhất là hộ nghèo, hộ DTTS.

Riêng đối với dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết trên địa bàn huyện chủ yếu là sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại chỗ đối với các làng đặc biệt khó khăn của các xã: Ia Púch, Ia Vê và Ia Piơr. Các chương trình, dự án sẽ góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.