Chư Prông chú trọng xây dựng đời sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong quá trình triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng đến chất lượng khi bình xét và công nhận danh hiệu. Nhờ đó, phong trào ngày càng đi vào thực chất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.
Theo ông Nguyễn Xuân Thường-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông, cuối năm 2020, trong tổng số 114/146 thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn toàn huyện được công nhận danh hiệu văn hóa thì có 111 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa giữ vững danh hiệu này nhiều năm liền. “Con số này cho thấy phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố, gia đình văn hóa đã đi vào đời sống. Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều giá trị văn hóa mới, tiên tiến được tiếp thu và phát huy”-ông Thường nhấn mạnh.
Thôn Đồng Tâm (xã Bàu Cạn) được công nhận danh hiệu văn hóa từ năm 2012. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được người dân nơi đây gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Nhờ đó, thôn giữ vững danh hiệu này suốt từ đó đến nay. Năm 2020, Đồng Tâm tiếp tục đạt danh hiệu thôn văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh.
Ban Nhân dân thôn Đồng Tâm quan tâm sửa đường dây điện bị đứt do mưa bão. Ảnh. Hà Tây
Sửa đường dây điện bị đứt do mưa bão tại thôn Đồng Tâm (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông). Ảnh: Đinh Yến
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Báu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đồng Tâm-cho biết: Khi bắt tay xây dựng thôn văn hóa, Đồng Tâm đối mặt với không ít khó khăn, nhất là các tiêu chí: hộ nghèo, vệ sinh môi trường, hệ thống giao thông nông thôn... Trước tình hình đó, Chi bộ, Ban Nhân dân thôn đã vận động bà con tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đồng thời, phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết để tích cực sản xuất, nâng cao đời sống, giúp đỡ hộ khó khăn. Việc thực hiện các chuẩn mực về nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường; thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình, phòng-chống dịch bệnh... được đẩy mạnh. “Nhờ đó, nhiều năm qua, thôn Đồng Tâm không có tệ nạn xã hội; các thành viên trong mỗi gia đình, dòng họ đều có ý thức thực hiện hương ước, quy ước, xây dựng tình làng, nghĩa xóm ngày thêm đầm ấm, gắn bó. Thôn chỉ còn 11/237 hộ thuộc diện nghèo vào cuối năm 2020; có 225/237 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm 94,9%”-bà Báu thông tin.
Hộ bà Trần Thị Ánh Nguyệt (thôn Đồng Tâm) là gia đình văn hóa tiêu biểu được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vào năm 2019. Chồng mất đã lâu, bà chịu khó làm lụng nuôi 3 người con ăn học. Hiện tại, cả 3 người con của bà đều thành đạt. Không những thế, khi về hưu, bà Nguyệt còn tiên phong trong cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân địa phương. “Chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, tôi đứng ra vận động các hộ có điều kiện giúp đỡ lương thực, thực phẩm, cây-con giống, tạo việc làm, vốn liếng làm ăn. Kết quả mang lại không chỉ giúp một số hộ thoát nghèo mà còn tạo sức lan tỏa về những điều tốt đẹp trong gia đình và xã hội”-bà Nguyệt chia sẻ.
Bà Trần Thị Ánh Nguyệt (bìa trái; thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) thường xuyên giúp đỡ người gặp hoàn cảnh  khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Đinh Yến
Bà Trần Thị Ánh Nguyệt (bìa trái; thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) thường xuyên giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Đinh Yến
Những năm qua, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân tích cực đăng ký, phấn đấu trở thành gia đình văn hóa. Công tác bình xét gia đình văn hóa được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ. Những nội dung được chú ý khi bình xét gia đình văn hóa là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, giữ gìn đời sống hòa thuận, không có người mắc tệ nạn xã hội, không có bạo lực, tích cực tham gia sinh hoạt tập thể và tương trợ cộng đồng. Kết quả, cuối năm 2020, toàn huyện có 18.995 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (chiếm 63,3%), trong đó có 751 gia đình văn hóa tiêu biểu.
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông đánh giá: Để đạt được kết quả tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Ban Chỉ đạo các cấp đẩy mạnh tuyên truyền để tạo sự đồng tình, hưởng ứng trong cộng đồng. Từ đó, khơi dậy niềm tin và tinh thần sáng tạo trong cộng đồng dân cư; phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức tự giác, tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Nhờ đó, danh hiệu văn hóa được duy trì và nâng cao. “Nếu cuối năm 2020, toàn huyện có 114 thôn, làng, tổ dân phố, 18.995 gia đình đạt danh hiệu văn hóa thì đến giữa năm 2021, không có đơn vị, gia đình văn hóa nào vi phạm các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu văn hóa”-ông Thường cho biết thêm.
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc Bar Măih

Khởi sắc Bar Măih

(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.