Đak Đoa quan tâm xây dựng đời sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết, những năm qua, huyện chú trọng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Theo đó, các đơn vị, địa phương gắn xây dựng đời sống văn hóa với các phong trào thi đua yêu nước, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 21.630 gia đình văn hóa, đạt hơn 71%; có 102 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt gần 92%; gần 90 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu công sở văn hóa.
Người dân làng Ia Mút (xã Hà Bầu) phấn khởi khi làng được UBND huyện Đak Đoa công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Thanh Nhật
Người dân làng Ia Mút (xã Hà Bầu) phấn khởi khi làng được UBND huyện Đak Đoa công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Thanh Nhật
Trao đổi với P.V, bà Kiều Thu Hương-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin-cho hay: “Huyện đã xây dựng, khánh thành công trình Khu lưu niệm Anh hùng Wừu ở xã Đak Sơ Mei. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng. Toàn huyện có 131 bộ cồng chiêng, 79 đội cồng chiêng, 5 nghệ nhân chỉnh chiêng, 10 nghệ nhân làm nhạc cụ truyền thống, 22 nghệ nhân kể sử thi, trên 300 nghệ nhân hát dân ca, dân vũ. Các thiết chế văn hóa được củng cố. Các thiết chế thể thao được đầu tư đáp ứng nhu cầu thực tế. Mạng lưới truyền thanh-truyền hình chú trọng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương”.
Cũng theo bà Hương, huyện đã quan tâm tổ chức các sự kiện như hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số, liên hoan cồng chiêng và hát dân ca, hội thi tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm… Hàng năm, UBND huyện duy trì tổ chức sự kiện “Ngày hội cỏ hồng và phiên chợ nông sản an toàn huyện Đak Đoa”, cùng các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật dân gian, thu hút đông đảo người dân và du khách. 

Mặt khác, quá trình triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn các xã triển khai thực hiện các tiêu chí về văn hóa trong bộ tiêu chí nông thôn mới, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn hơn 4%. Toàn huyện có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 làng nông thôn mới theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.  

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Đoa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống (8163)
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Đoa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Thanh Nhật
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã lan tỏa sâu rộng trong các ngành, lĩnh vực. Tiêu biểu như Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đak Đoa. Cô Trần Thị Thu Thủy-Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường-chia sẻ: “Nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn nhằm giúp học sinh tích cực trong học tập và rèn luyện. Đặc biệt, nhà trường đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành”.
Trong khi đó, xã Hà Bầu là điển hình về xây dựng đời sống văn hóa gắn với thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhiều năm qua, UBND xã đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp tác sản xuất, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội còn triển khai hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ đó, Hà Bầu đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

Để khát vọng Pleiku "cao nguyên xanh" trở thành hiện thực

(GLO)- Pleiku đã khai thác và phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa con người đã được vun đắp qua suốt chiều dài lịch sử. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; là khát vọng vươn lên vì bình yên, hạnh phúc của cá nhân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc…
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.