Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lương tăng; vé máy bay trong nước tối đa 3,75 triệu đồng... là những chính sách có hiệu lực từ 1/7.
Lương cơ sở tăng 100.000 đồng mỗi tháng
Từ 1/7, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ được tăng lương cơ sở 100.000 đồng mỗi tháng. Ảnh: Xuân Hoa
Từ 1/7, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ được tăng lương cơ sở 100.000 đồng mỗi tháng. Ảnh: Xuân Hoa
 
Nghị định 38 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/7 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, mức lương sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng mỗi tháng (tăng thêm 100.000 đồng, tương đương gần 7,2%).
Với mức lương cơ sở mới, công chức trình độ đại học mới đi làm (hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34) sẽ được tăng từ mức hiện tại là 3.252.600 đồng lên 3.486.600 đồng (tăng 234.000 đồng).
Mức lương này được dùng để: Tính lương trong bảng lương, mức phụ cấp và các chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; tính mức phí sinh hoạt, phí hoạt động; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở như trợ cấp, phụ cấp...
Lương đại tướng tăng một triệu đồng
Cũng có hiệu lực từ 1/7, Thông tư 79/2019 củ Bộ Quốc phòng quy định mức lương được tính bằng lương cơ sở 1,49 triệu đồng nhân hệ số lương hiện hưởng. Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu tính bằng mức lương cơ sở nhân hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Với cách tính này, lương đại tướng sẽ là gần 15,5 triệu đồng mỗi tháng (tăng một triệu đồng so với lương hiện nay 14,5 triệu đồng). Lãnh đạo Bộ Quốc phòng đương nhiệm có hai đại tướng gồm Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Lương Cường.
Người có quân hàm thượng tướng sẽ nhận lương 14,6 triệu đồng (mức hiện nay là 13,6 triệu đồng); trung tướng và cấp hàm cơ yếu bậc 10 nhận lương 13,7 triệu đồng; thiếu tướng và cấp hàm cơ yếu bậc 9 là 12,8 triệu đồng...
Giá vé máy bay trong nước hạng phổ thông không quá 3,75 triệu đồng
Có hiệu lực từ 1/7, Thông tư 17/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
 Cụ thể, giá vé hạng phổ thông cơ bản cho một chiều đi như sau: Đường bay có khoảng cách dưới 500 km thuộc nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội là 1,6 triệu đồng, nhóm đường bay khác là 1,7 triệu đồng.
Đường bay có khoảng cách từ 500 km - 850 km có giá tối đa 2,2 triệu đồng; đường bay có khoảng cách từ 850 km - 1.000 km có giá tối đa 2,790 triệu đồng; đường bay có khoảng cách từ 1.000 km - 1.280 km có giá tối đa 3,2 triệu đồng; đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên có giá tối đa 3,75 triệu đồng.
Mức vé tối đa quy định trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ các khoản thu sau: Thuế giá trị gia tăng; các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh; khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm...
Dùng điện lưới đánh bắt cá bị phạt đến 50 triệu đồng
Nghị định 42/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ 5/7 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nêu rõ các mức phạt đối với hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản trái phép. Cụ thể, dùng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.
Dùng kích điện hoặc dùng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt từ 15 - 20 triệu đồng nếu tàu cá dưới 12 m; phạt từ 20 - 30 triệu đồng nếu tàu cá từ 12 - 15m và từ 30 - 40 triệu đồng nếu tàu cá từ 15 m trở lên.
Dùng điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Trường hợp ngư dân dùng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng sẽ bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng...
Sĩ quan công an là giáo sư được kéo dài thời gian làm việc tới 70 tuổi
Nghị định 49/2019 có hiệu lực từ ngày 25/7 quy định tuổi phục vụ trong công an nhân dân với nam là 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Riêng sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong công an nhân dân, tuy nhiên không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy.
Mỗi lần "kéo dài" tuổi phục vụ không quá hai năm song tổng thời gian không quá 10 năm với giáo sư; không quá 7 năm với phó giáo sư; không quá 5 năm với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.
Các sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau: được đơn vị trực tiếp sử dụng, sĩ quan có nhu cầu và còn thiếu biên chế so với ấn định; có sức khỏe, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tự nguyện tiếp tục làm việc theo yêu cầu.
Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, người thuộc diện trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Bá Đô (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.