Chiếc ăng gô kỷ niệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhận được cuộc hẹn của ông Huỳnh Được-nguyên là cán bộ chuyên viên nghiên cứu Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi vội đến thăm ông tại căn nhà số 113 Nguyễn Thái Bình, TP. Pleiku. Ông Được năm nay tuổi đã 90 nhưng rất minh mẫn. Sau khi vui vẻ rót trà mời khách, ông nhanh nhẹn mở chiếc tủ cũ, lấy ra một vài vật kỷ niệm hồi tham gia kháng chiến của mình để tặng cho Bảo tàng tỉnh.
Trong những kỷ vật ấy, tôi rất ấn tượng về chiếc ăng gô-vật dụng luôn được ông mang theo bên mình trong suốt quá trình hoạt động cách mạng. Ông kể: Chiếc ăng gô này là ông được Ban Dân vận Trung ương cấp năm 1969 cùng với rất nhiều các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt và phục vụ công tác dân vận. Khi đó, ông là Chánh Văn phòng Ban Vận động dân chủ nông thôn khu vực Hà Nội.
Chiếc ăng gô của ông Huỳnh Được. Ảnh: Đào Ngọc Bình
Chiếc ăng gô của ông Huỳnh Được. Ảnh: Đào Ngọc Bình
Ăng gô được chế tạo bằng loại nhôm đặc chủng gồm 2 phần: thân và nắp. Gắn liền với nắp là một chiếc “vít” to bản, chắc chắn. Khi đậy nắp, chiếc “vít” ôm chặt vào đáy khiến đồ ăn khô, đồ ăn nước đựng bên trong rất an toàn cho dù phải di chuyển, vận động liên tục.
Một chi tiết thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng hết sức quan trọng, đó là chiếc quai. Bình thường, nó là quai xách hoặc đeo vào dây lưng mỗi khi hành quân. Nhưng mỗi khi cần nổi lửa nấu ăn thì cứ việc mắc quai xách vào giá đỡ dã chiến, chiếc ăng gô nghiễm nhiên trở thành chiếc xoong đun nấu đa năng.
Gạo, nước bỏ vào ăng gô, đậy nắp lại rồi treo lên đoạn cành cây bắc ngang. Lượm củi khô, rơm rạ châm lửa đun phía dưới. Cơm cạn nước có thể vùi ăng gô vào than hồng hoặc dùng cỏ khô, rơm rạ đốt phía trên. Nhờ chiếc nắp rất khít nên cơm nhanh chín và không bao giờ bị tro than lọt vào. Khi cơm chín rỡ, chiếc ăng gô tiếp tục đảm đương nhiệm vụ chế biến những món thức ăn khác.
Là một cán bộ dân vận, thường xuyên phải đi cơ sở hoạt động nên chiếc ăng gô đã gắn bó với ông Huỳnh Được trong suốt quá trình tham gia kháng chiến, khi là cái nồi nấu, khi là chiếc cặp lồng đựng cơm canh, nước uống sẵn sàng tiếp năng lượng cho công việc còn chưa kịp hoàn thành. Và với ông Được, chiếc ăng gô luôn là vật chứng hậu cần trong những năm tháng kháng chiến gian nan nhưng vô cùng tự hào mà những người như ông không bao giờ lãng quên.
ĐÀO NGỌC BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.