Các cơ sở làm đẹp ở Pleiku chung tay đẩy lùi Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịp cuối năm là thời điểm “ăn nên làm ra” của dịch vụ làm đẹp. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí tại các spa, salon tóc, tiệm nail… trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên đìu hiu, vắng khách. Thậm chí, nhiều chủ tiệm còn chủ động đóng cửa nghỉ Tết sớm nhằm chung tay phòng-chống đại dịch.
Home Spa (169/22 Nguyễn Tất Thành) là địa chỉ làm đẹp tin cậy của nhiều phụ nữ trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận. Những năm trước, từ đầu tháng Chạp, nơi đây đã thu hút trên 100 lượt khách đến chăm sóc cơ thể để chuẩn bị đón Tết. Năm nay, nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, Home Spa đã cho ra mắt thêm dịch vụ “Thái Therapy” chuyên về làm đẹp (trị liệu), chăm sóc sức khỏe cổ truyền của Thái Lan. Thế nhưng, khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, chị Trâm đã quyết định hủy hết lịch hẹn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên lẫn khách hàng của mình.
Chị Nguyễn Thị Trâm-chủ spa-chia sẻ: “Spa của tôi đã nhận khách kín lịch đến chiều 30 tháng Chạp, kể cả khách theo liệu trình và khách đến chăm sóc da, làm đẹp đón Tết. Thái Therapy mới khai trương chục ngày phải đành tạm nghỉ. Tôi cũng quyết định đóng cửa spa sớm kể từ ngày 2-2. Ước tính doanh thu giảm khoảng 60% so với mùa Tết năm ngoái. Cảm giác buồn và hụt hẫng lắm nhưng tôi nghĩ đó là điều tốt nhất mình nên làm để chung tay cùng địa phương sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19”.
Ông Phan Tuấn Anh quyết định đóng cửa Salon giữa thời điểm “ăn nên làm ra” để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Ảnh: Nhật Hào.
Ông Phan Tuấn Anh quyết định đóng cửa salon giữa thời điểm “ăn nên làm ra” để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Ảnh: Nhật Hào
Tương tự, từ ngày 3-2, Salon Sài Gòn Tóc (15 Võ Thị Sáu) cũng chính thức đóng cửa để phòng-chống dịch Covid-19. Đây là một trong những salon tóc lớn và uy tín tại TP. Pleiku với hơn 30 lượt khách/ngày bình thường và khoảng 50 lượt khách/ngày dịp cận Tết. Vậy nhưng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chủ Salon Phan Tuấn Anh đã không ngần ngại quyết định đóng cửa tiệm vào giữa thời điểm được xem là “ăn nên làm ra” của salon.
Ông Phan Tuấn Anh cho biết: Khách hàng của salon không chỉ ở TP. Pleiku mà còn đến từ nhiều huyện, thị xã và các tỉnh lân cận. Vì thế, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ rất cao nếu không may có người mang mầm bệnh. Hơn nữa, đặc thù công việc của chúng tôi không thể giữ được khoảng cách 2 m nên khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.
Trước khi đóng cửa salon, tôi cũng khá phân vân vì đây là cơ hội để mình kiếm được doanh thu cao, phần khác còn liên quan đến đời sống của hơn 10 nhân viên đang làm việc cho mình. Song khi thấy hình ảnh những cán bộ y tế ngày đêm tận tình cứu chữa bệnh nhân, rồi các chiến sĩ, tình nguyện viên không ngại khó khăn, nguy hiểm xông pha vào vùng dịch để chung tay hỗ trợ công tác cách ly, dập dịch…, tôi đã hạ quyết tâm. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng.
“Tuy đóng cửa nhưng tôi vẫn trích một phần thu nhập của salon hỗ trợ và thưởng Tết cho nhân viên nhằm động viên họ an tâm đồng lòng nghỉ làm để phòng-chống dịch bệnh. Sang năm mới, nếu tình hình dịch bệnh được khống chế, salon sẽ hoạt động trở lại”-ông Phan Tuấn Anh thông tin.
Nhiều chủ dịch vụ làm đẹp hạn chế nhận khách để phòng-chống dịch Covid-19 . Ảnh: Mộc Trà
Nhiều chủ dịch vụ làm đẹp hạn chế nhận khách để phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà
Không chỉ spa hay salon tóc, các tiệm nail (làm móng tay, chân) trên địa bàn cũng trở nên thưa thớt khách. Một số cơ sở tuy không đóng cửa nhưng vẫn triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch.
Chị L.T.T.V-một chủ tiệm nail trên đường Ama Quang-cho hay: “Để đảm bảo an toàn, chúng tôi hạn chế nhận khách so với mọi năm và đặc biệt chỉ nhận làm cho khách quen. Khách bắt buộc phải khử khuẩn và đeo khẩu trang trong suốt thời gian ở tiệm. Căn cứ vào lượng khách đặt lịch trong ngày, tôi bố trí thời gian giãn cách, mỗi lần chỉ làm cho 1-2 khách để tránh tập trung đông người”.
Có thể nói, làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu đối với phụ nữ vào mỗi dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều người đã lựa chọn cho mình giải pháp an toàn.
“Tôi tính đi “tân trang” mái tóc để đón Tết Nguyên đán nhưng khi nghe thông tin trên địa bàn TP. Pleiku có ca bệnh, tôi đã hủy ngay ý định. Đón năm mới ai cũng muốn làm mới bản thân nhưng sức khỏe vẫn quan trọng nhất. Vì vậy, tôi cũng mong mọi người cân nhắc khi lựa chọn dịch vụ làm đẹp và tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng-chống dịch để bản thân, gia đình và cộng đồng có thể đón một năm mới thật an toàn, tươi vui”-chị Bùi Thị Hồng (tổ 2, phường Trà Bá) chia sẻ.
MỘC TRÀ-HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.