Bình tĩnh vượt qua giông bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi nhận được thông báo mình bị ung thư, gửi lại đứa con 5 tháng tuổi, G-một người bạn của tôi đã vào bệnh viện một mình, hợp tác cùng các bác sĩ điều trị.

Mọi người trong gia đình bày tỏ sự sẻ chia, đồng cảm, ai cũng muốn vào thăm, nhưng G. từ chối. Chị bảo, mình chỉ muốn cảm ơn khoảnh khắc này vì đây là thời gian hiếm hoi để được yên tĩnh, đọc sách, chiêm nghiệm về cuộc đời.

Khi nhìn thấy những cái đầu nhẵn trơn vì hóa chất, những em bé khóc thét trên tay mẹ, những khuôn mặt u buồn của người bệnh và những đôi mắt mệt mỏi của các y-bác sĩ, chị càng hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống.

Ở bệnh viện, G. thong thả đọc một vài cuốn sách, ra viện làm một bữa tiệc nhỏ để tiễn khối u. Ngày nó đến, quá bất ngờ không được báo trước, nếu biết trước chị cũng sẽ chào đón nó như lúc nó kết thúc. Và đến nay, chị đã có hơn 10 năm chung sống cùng khối u ác tính. Không những thế, G. vẫn là một người giàu năng lượng, nhiệt huyết, làm việc không ngừng nghỉ.

Trong cuộc đời này, không phải ai cũng suôn sẻ, sống bình lặng mà không phải đối diện với những rủi ro, bất trắc. Có người chọn lặng im để giông bão qua đi, có người tìm người kể chuyện, có người thay đổi công việc, cuộc sống để tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới.

Có lẽ trong chúng ta ai cũng ý thức về việc “ổn định”, nhưng bản chất xã hội hiện nay là biến động, kể cả khoảnh khắc sống trong mỗi ngày của chúng ta. Vậy nên, việc hình thành các kỹ năng tự ứng phó với khủng hoảng, đối mặt với nó không phải ai cũng được trang bị khi khó khăn, rủi ro bất ngờ ập đến.

Một người bạn của tôi đã ly thân hơn 10 năm. Chị không muốn ly hôn bởi e ngại cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, hàng xóm, bạn bè nhìn vào. Tôi nói rằng cuộc sống của chị là hoàn toàn do bản thân chị lựa chọn. Thái độ với cuộc sống sẽ quyết định tâm thế và cách cư xử và hành vi của mỗi người. Vậy nên, chị cần suy nghĩ thật thấu đáo và nhìn thẳng vào sự thật, xem bản thân mình được và mất những gì khi ly hôn để xây dựng cuộc sống cho chính mình.

Chúng tôi thường nói về “bề dày nội tâm” trong khi tham vấn cho các thân chủ gặp vấn đề về tâm lý. Đó đơn giản là những kỹ năng mà mỗi người sẽ xử lý khi gặp phải những khó khăn, bất trắc trong cuộc sống.

Cách mình bình tĩnh vượt qua những giông bão của cuộc đời không chỉ là bản lĩnh cá nhân mà nó còn là kỹ năng sống được tích lũy, vun bồi, thực hành theo thời gian. Kỹ năng là thứ có thể học được, không chỉ trẻ em cần kỹ năng sống, mà người lớn chúng ta, nhiều khi vẫn thiếu kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, nhất là trước những khoảnh khắc sinh tử.

Cách để làm dày cuộc sống nội tâm là xây đắp nó mỗi ngày bằng việc học những kiến thức cơ bản về kỹ năng sống từ sách, báo, internet. Các lớp học về ứng xử, hành vi, giao tiếp cũng thường xuyên được các trung tâm tổ chức để bồi đắp kỹ năng giải quyết khủng hoảng cho học viên.

Các lớp dạy tiền hôn nhân, kỹ năng làm cha mẹ cũng là cách để người lớn hoàn thiện mình; biết yêu thương, chia sẻ, chăm sóc bản thân cũng là cách để xây đắp, hoàn thiện và gieo trồng những kỹ năng cho cá nhân.

Khi gặp phải những tình huống khủng hoảng, nếu không thể tự giải quyết thì cần thiết phải được giải tỏa cảm xúc bằng việc viết, nói ra, chia sẻ với người khác hoặc chuyên gia tâm lý… Bằng kiến thức chuyên môn, họ lắng nghe, chia sẻ giải pháp để mỗi người tự giải quyết vấn đề của chính mình.

Xã hội hiện đại thì các chứng bệnh về tâm lý ngày càng phổ biến. Vậy nên, việc nhận biết, tìm cách tháo gỡ bằng cách xây đắp cho nội tâm mình phong phú hơn, tìm được niềm vui, sự thư giãn cùng nhóm bạn thân để giao kết trong cuộc sống cũng là cách để mỗi người vun bồi nội tâm của mình.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.