Phát hiện ung thư sau khi cưới 3 ngày, cô gái mạnh mẽ vượt qua bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nguyễn Thị Sâm nhận hung tin ung thư đã di căn chỉ 3 ngày sau đám cưới. Căn bệnh kéo theo một loạt bất hạnh nhưng trong 4 năm qua, cô đã nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

 Nguyễn Thị Sâm có thể trở lại làm việc sau gần 4 năm chiến đấu với ung thư - Ảnh: NVCC
Nguyễn Thị Sâm có thể trở lại làm việc sau gần 4 năm chiến đấu với ung thư - Ảnh: NVCC


4 năm qua, Sâm đã chống chọi và nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của căn bệnh ung thư

Nhận hung tin 3 ngày sau đám cưới

Vào tháng 7.2018, chỉ 3 ngày sau đám cưới, Nguyễn Thị Sâm (29 tuổi, Đắk Đoa, Gia Lai) bị nghén nặn, ăn vào toàn nôn ói, người mệt lả ra, không ăn được gì. “Tôi đã có một đám cưới tuyệt vời, nhận rất nhiều lời chúc phúc từ hai bên gia đình và bạn bè. Khi hai bên gia đình biết tin vợ chồng trẻ đã có tin vui thì ai nấy cũng vui mừng”, Sâm kể lại.

Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán cô bị thai trứng bán phần. Sâm nói: “Lúc đó, tôi sụp đổ hoàn toàn, bật khóc nức nở ngay trong phòng siêu âm”.


 

Trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, Sâm cho biết bản thân sẽ luôn cố gắng để mỗi ngày đều có thêm một ngày sống ý nghĩa - Ảnh: N.S
Trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, Sâm cho biết bản thân sẽ luôn cố gắng để mỗi ngày đều có thêm một ngày sống ý nghĩa - Ảnh: N.S


Bác sĩ nói thai trứng bán phần có thể chuyển thành ung thư và khuyên Sâm nên đi khám ở những bệnh viện tuyến trên để có hướng điều trị kịp thời. Sâm không muốn gia đình lo lắng nên một mình bắt xe từ Gia Lai lên Bệnh viện ung bướu TP.HCM để khám bệnh.

Sâm kể lại cô đã giật mình đánh rơi hồ sơ khám bệnh khi trước mắt mình là những người bệnh trước mắt, người thì trọc đầu, người thì đau đớn, người thì gắn đầy dây truyền trên người ở Bệnh viện ung bướu TP.HCM. Lúc đó, cô mường tượng về những ngày sắp tới của mình…

“Thấy tôi chân tay run lẩy bẩy, bác sĩ động viên: ‘không sao, bệnh này chỉ số ít di căn thôi’. Tuy nhiên, tôi lại không may rơi vào số ít đó. Kết quả chẩn đoán là ung thư nguyên bào nuôi đã di căn, gây băng huyết ngay trong đêm và tôi phải tự mình ký tên vào giấy tử", Sâm kể lại.

Không đầu hàng bệnh tật

Lúc đó chỉ có một mình, cô thầm nghĩ bản thân khó lòng vượt qua được kiếp nạn này. Dù vậy, sau nhiều giờ phẫu thuật, cô đã tỉnh lại. Những ngày tháng sau đó của Sâm gắn liền với những cuộc phẫu thuật, dây truyền, hoá chất… như bao bệnh nhân ung thư khác.

Trong giai đoạn chữa bệnh, Sâm nhận được không ít lời động viên từ những người bệnh cùng phòng, điều này giúp cô có thêm dũng khí để chiến đấu với bệnh tật. Không muốn cha mẹ phải rơi nước mắt, Sâm tự nhủ bản thân phải mạnh mẽ hơn và cố gắng từng ngày, không đầu hàng căn bệnh quái ác.


"Tôi bị mất thai và ung thư di căn nên tương lai khó có con. Chỉ một năm đám cưới, vợ chồng tôi đường ai nấy đi…Đó là những khó khăn lớn nhất của cuộc đời. Nhắc lại những ngày tháng đã qua, tôi vẫn không thể nào ngừng rơi nước mắt. Tuy nhiên, mọi thứ đã đi qua, tôi chọn cách tiếp tục cố gắng để mỗi ngày của mình có ý nghĩa hơn”, Sâm chia sẻ.

Đến nay, sức khoẻ của Sâm ổn định và cô có thể trở lại với công việc, làm quản lý tại một nhà hàng gần nhà.

“Ung thư không có gì phải đáng sợ. Đáng sợ nhất là chúng ta không có dũng khí, sớm từ bỏ hy vọng và đầu hàng nó”. Đó là lời động viên của Sâm gửi cho các bạn cùng mang trong mình bệnh ung thư.

 

Theo NGUYỄN LOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.