Bảo hiểm Xã hội Gia Lai đẩy mạnh giao dịch điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai là một trong những đơn vị đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Xung quanh vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Đoàn Ngô-Phó Giám đốc BHXH tỉnh.
*P.V: Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật trong công tác cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh giao dịch BHXH điện tử tại BHXH tỉnh?
Ông Đoàn Ngô. Ảnh: Như Nguyện
Ông Đoàn Ngô. Ảnh: Như Nguyện

- Ông ĐOÀN NGÔ: Công tác cải cách TTHC được ngành BHXH triển khai tích cực. Đến nay, BHXH Việt Nam đã cắt giảm từ 263 TTHC xuống còn 27 TTHC, niêm yết công khai TTHC tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện và tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, BHXH tỉnh tăng cường xử lý các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc tích hợp TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính công ích, truyền thông về sử dụng dịch vụ công trực tuyến... Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc cắt giảm TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ, thực hiện giao dịch điện tử nhằm phục vụ người tham gia và thụ hưởng các chính sách. Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.981/3.422 đơn vị sử dụng lao động đăng ký giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp.
*P.V: Thời gian đến, ngành BHXH tỉnh sẽ có giải pháp nào trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, hướng đến sự hài lòng của người dân, thưa ông?
- Ông ĐOÀN NGÔ: Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, phấn đấu 100% doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT thực hiện giao dịch điện tử và tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục triển khai giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: các phần mềm được sử dụng liên thông trên toàn quốc, cơ sở dữ liệu được tập trung tại Trung tâm dữ liệu BHXH Việt Nam; thực hiện giao dịch điện tử đối với lĩnh vực thu, sổ thẻ; giải quyết chế độ BHXH; thực hiện scan, ký số và lưu trữ các hồ sơ theo quy định. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã triển khai và đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia 10 thủ tục hồ sơ.
Ngoài ra, BHXH tỉnh tiếp tục vận hành có hiệu quả hệ thống “Một cửa điện tử tập trung” và triển khai các phần mềm nghiệp vụ hướng tới tin học hóa toàn diện hoạt động nghiệp vụ của ngành. Tích hợp các dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết ở mức độ 3 và mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia… Hiện tại, BHXH tỉnh đang sử dụng có hiệu quả trên 20 phần mềm nghiệp vụ trong quản lý, điều hành công việc nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực.
BHXH Gia Lai hướng dẫn các đơn vị  thủ tục liên quan về chính  sách BHXH
BHXH Gia Lai hướng dẫn các đơn vị thủ tục liên quan về chính sách BHXH. Ảnh: Như Nguyện
*P.V: Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất thí điểm sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-BHXH số trên nền tảng thiết bị di động tại 10 tỉnh. Vậy, ngành đã có kế hoạch triển khai như thế nào, thưa ông?
- Ông ĐOÀN NGÔ: Ngày 16-11-2020, BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến công bố, triển khai ứng dụng-VssID-BHXH số. VssID là sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam, được cung cấp trên 2 kho ứng dụng App Store (hệ điều hành IOS) và Google Play (hệ điều hành Android). Ứng dụng VssID hiện cung cấp các tiện ích, thông tin thiết yếu như: Theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tra cứu các thông tin: mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám-chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, hỗ trợ trực tuyến 24/7. VssID hướng tới tích hợp tiện ích sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử thay thế sổ và thẻ giấy, dịch vụ công, thanh toán trực tuyến. 
Bên cạnh tích cực tuyên truyền việc cài đặt và sử dụng ứng dụng này, trước mắt, chúng tôi triển khai tới cán bộ, viên chức của đơn vị, sau đó lan tỏa tới người thân, bạn bè của họ. Phối hợp các đại lý thu, đơn vị, tổ chức có liên quan để bố trí các bàn đăng ký di động tại khu công nghiệp, khu dân cư, các đơn vị sử dụng lao động có nhiều người tham gia, các cơ sở khám-chữa bệnh BHYT... để hỗ trợ kê khai và thực hiện xác nhận nhân thân của người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
Hỗ trợ người dân đăng ký cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID. Phổ biến, tập huấn cho cán bộ phụ trách BHXH của đơn vị, đại lý thu BHXH, BHYT để giới thiệu về các tính năng, tiện ích đối với người tham gia và hướng dẫn người tham gia đến đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Phối hợp với ngành Y tế hướng dẫn người dân khám-chữa bệnh cài đặt và sử dụng ứng dụng này.
*P.V: Xin cảm ơn ông!
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường nỗ lực chống gián điệp, Trung Quốc ban hành quy định cho phép kiểm tra điện thoại thông minh

Tăng cường nỗ lực chống gián điệp, Trung Quốc ban hành quy định cho phép kiểm tra điện thoại thông minh

(GLO)- Để tăng cường nỗ lực chống gián điệp, Trung Quốc vừa ban hành quy định mới cho phép chính quyền kiểm tra điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và các thiết bị điện tử khác. Các quy định mới này có hiệu lực sau 1 năm luật chống gián điệp sửa đổi.

Lao động tự do: Cần sự quan tâm từ nhiều phía

Lao động tự do: Cần sự quan tâm từ nhiều phía

(GLO)- Lao động tự do là những người làm phụ hồ, bốc vác, trồng trọt, chăn nuôi... để mưu sinh. Hầu hết họ không có hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội và không được trang bị kiến thức về an toàn vệ sinh lao động nên thường thiệt thòi khi xảy ra rủi ro, bất trắc.
Không để thiếu nguồn máu dự trữ trong dịp hè

Không để thiếu nguồn máu dự trữ trong dịp hè

(GLO)- Vào dịp hè, lượng máu dự trữ thường có chiều hướng thiếu hụt do số người hiến máu giảm. Nhằm chủ động bổ sung lượng máu cho các cơ sở y tế, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai đã triển khai kế hoạch hiến máu tình nguyện (HMTN) với mục tiêu không để xảy ra tình trạng thiếu máu.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều mô hình hiệu quả

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều mô hình hiệu quả

(GLO)- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 23-5-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được triển khai đã tạo chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân.
Đinh Klơng: Tận tụy vì bình yên buôn làng

Đinh Klơng: Tận tụy vì bình yên buôn làng

(GLO)- Hơn 12 năm làm Công an viên thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), anh Đinh Klơng luôn tận tụy với công việc được giao, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo đảm bình yên cho buôn làng.
Bảo hiểm y tế san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh

Bảo hiểm y tế san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh

(GLO)- Từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 1-7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam. Chính sách BHYT không chỉ san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh cho người dân mà còn là một trong những trụ cột chính của hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện phối hợp với các nhà hảo tâm tặng quà cho hộ nghèo tại thị trấn Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Điểm tựa của người yếu thế huyện Phú Thiện

(GLO)- Xác định vai trò “địa chỉ đỏ” trong hoạt động nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về người nghèo, người yếu thế; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.