Bài 1: Con đường lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước vừa chính thức được khánh thành, đưa vào khai thác, sử dụng vào ngày 11-7 vừa qua. Hoàn thành sớm hơn 1 năm so với dự kiến, tuyến đường này không những tạo nên diện mạo mới về hạ tầng giao thông ở khu vực Tây Nguyên mà còn chắp thêm đôi cánh cho vùng đất vốn giàu tiềm năng này bay cao, bay xa hơn nữa trên tiến trình phát triển.

Quốc lộ 14 (nay là đường Hồ Chí Minh) đoạn qua các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước dài 663 km. Được hình thành từ thời Pháp thuộc, đây được xem là một trong những tuyến đường huyết mạch để phục vụ mục đích chính trị và kinh tế của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
 

Đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Pah (Gia Lai) thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Ảnh: Minh Triều
Đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Pah (Gia Lai) thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Ảnh: Minh Triều

Theo sử liệu cũng như trong ký ức của một số bậc cao niên, trước đây, người dân muốn đi lại giữa các vùng, các địa phương chủ yếu phải băng rừng, lội suối. Những con đường mòn có chăng đều rất nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo và khó đi. Vài chiếc cầu nhỏ chỉ đủ cho người đi bộ đi qua. Năm 1908, từ Pleiku đến Kon Tum (dài 45 km), người ta phải đi mất một ngày rưỡi.

Trao đổi với Tiến sĩ Sử học Nguyễn Thị Kim Vân-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác giả cuốn “Đến với lịch sử-văn hóa Bắc Tây Nguyên” bà điểm lại các mốc thời gian hình thành trục đường 14. Cụ thể, sau khi thiết lập các Tòa Đại lý và Đồn Hành chính ở Gia Lai-Kon Tum, để phục vụ cho việc khai thác tài nguyên trên vùng đất này, thực dân Pháp đã tiến hành điều tra và xây dựng mạng lưới giao thông xuyên Tây Nguyên cũng như nối Tây Nguyên với các vùng lân cận. Ban đầu là những con đường nhỏ đủ cho ngựa và xe bò có thể đi được. Đến năm 1930, cung đường từ Buôn Ma Thuột tới Kon Tum mới được mở nhưng chỉ là đường đất, mùa mưa đi lại hết sức khó khăn.

Cuối năm 1930, đường 14 Bắc Kon Tum cũng bắt đầu được xây dựng. Lực lượng nhân công chính được thực dân Pháp sử dụng để làm đường 14 chủ yếu là người địa phương và tù chính trị ở Nhà lao Kon Tum, Buôn Ma Thuột... Năm 1933, đường số 14 ở Tây Nguyên cơ bản hoàn thành, là tuyến đường thuộc địa dài 171 km từ Buôn Ma Thuột đến Đak Tô (cách thị xã Kon Tum 50 km về hướng Bắc). Từ đó, hàng năm, đường sá đều được mở rộng và sửa chữa thường xuyên. Trên đường số 14, những đoạn quanh co được nắn lại; một số cây cầu được xây dựng (lớn nhất là cầu Kon Tum bắc qua sông Đak Bla hoàn tất vào tháng 7-1932 với chiều dài 139 mét).

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939 cùng với sự sụp đổ của nước Pháp vào năm 1940 đã làm các kế hoạch xây dựng đường sá, cầu cống và những dự kiến khác trên đường 14 Bắc Kon Tum phải dừng lại. Tuy nhiên, ngay khi trở thành Toàn quyền Đông Dương-Jean Decoux đã đặc biệt quan tâm đến con đường 14 nối Sài Gòn với Đà Nẵng qua vùng Thượng (tức vùng Tây Nguyên bây giờ). Bởi lẽ, “Nó có thể tạo cho vùng xuôi đi tới những vùng thực dân hóa trên cao nguyên Mọi”.Vì thế, đến năm 1943, đoạn đường từ ngã ba biên giới Đông Dương tới Kon Tum đã gần như hoàn thành.

Trong quá khứ, con đường 14 cũng được nhiều lần duy tu, sửa chữa lớn. Đáng chú ý nhất có lẽ là năm 1956 khi Bộ Công chánh và Giao thông (chính quyền Sài Gòn) được cấp 2 triệu đồng từ ngân sách quốc gia để sửa chữa con đường 14 từ Km 312 đến Km 326 phía Nam Buôn Ma Thuột. Cũng trong năm đó, Bộ Công chánh và Giao thông cho nghiên cứu đồ án sửa sang vĩnh viễn con đường này từ giao điểm ranh giới 3 nước Đông Dương cho đến Kon Tum và xin cơ quan viện trợ Mỹ cấp tiền để khởi công trong năm 1957, thời hạn hoàn tất là 3 năm với kinh phí khoảng 80 triệu đồng.

 

t
Trong quá khứ, con đường 14 cũng được nhiều lần duy tu, sửa chữa lớn.

Tính đến cuối năm 1963, quốc lộ 14 đã kéo dài từ Sài Gòn đến giáp Đak Glei (tỉnh Kon Tum). Thân đường rộng 10 mét, mặt đường rộng 6 mét, được cán đá và tráng nhựa, chỉ còn một số đoạn đất rải sỏi. Trên quốc lộ 14, các cây cầu đều làm bằng bê tông, cốt sắt rộng 5,4 mét và dài trên 10 mét. Sau năm 1964, để đáp ứng nhu cầu giao thông và phục vụ mục đích quân sự, đồng thời tạo điều kiện cho kinh tế vùng Tây Nguyên phát triển, chính quyền Sài Gòn đã tích cực mở rộng và hiện đại hóa thêm cho tuyến đường này.

Theo một tài liệu khác của ngành Giao thông-Vận tải, xuyên suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhất là thời kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta và nhiều quân trang, lương thực của hậu phương miền Bắc đã được vận chuyển vào chiến trường miền Nam bằng trục đường 14, góp phần to lớn vào đại thắng mùa Xuân năm 1975. Tuy nhiên, trong cuộc rút chạy của địch khỏi Tây Nguyên, con đường này lại ít bị phá hủy nhất, trừ một số đoạn đường phía Bắc thuộc địa phận tỉnh Kon Tum nằm trong khu giải phóng của quân ta. Từ năm 1976, Đảng và Nhà nước bắt đầu lần lượt khôi phục, sửa chữa tuyến đường với một hệ thống gồm 10 cầu, tổng chiều dài trên 230 mét. Không những thế, để nối thông quốc lộ 14 qua mùa mưa lũ, phà Đak Mốt (Km 642+400) qua thượng nguồn dòng Pô Cô được xây dựng. Đến năm 1979, phà này mới được thay bằng cây cầu sắt Bellay trên trụ thép.

 

Quốc lộ 14 hôm nay. Ảnh: Minh Dưỡng
Quốc lộ 14 hôm nay. Ảnh: Minh Dưỡng

Từ một tuyến đường chỉ đơn thuần để đi lại và giao thương buôn bán hàng hóa giữa các vùng, khoảng những năm cuối của thế kỷ XX, do nhu cầu đi lại tăng cao, quốc lộ 14 bắt đầu được khai thác triệt để cho việc kinh doanh vận tải khách từ các tỉnh Tây Nguyên đến Đông Nam bộ và ngược lại. Gắn bó với tuyến đường 14 từ những năm 1999-2001 trong vai trò tài xế xe khách thuộc diện kinh doanh cá thể, ông Đặng Văn Hiền (hiện là Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Thuận Tiến Gia Lai) cho hay: “Thời điểm ấy, quốc lộ 14 từ Gia Lai đến Bình Phước khá đẹp với mặt đường rải nhựa bằng phẳng. Hai bên đường cây cối trải dài xanh mát. Chỉ có điều, làn đường tương đối hẹp, gây khó khăn trong việc đậu đỗ và tránh xe nhau dọc đường”.

Thực tế chứng minh, thời gian từ các tỉnh Tây Nguyên đến TP. Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14 rút ngắn hơn nhiều so với đi theo quốc lộ 1A nên dần dần, các nhà xe đã tiến hành chuyển đổi hướng chạy. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách tuyên bố thành lập khiến lượng xe và chuyến đi cũng từ đó tăng lên. Trục đường 14 bước vào giai đoạn bị sử dụng quá tải và bắt đầu có những dấu hiệu xuống cấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp lẫn cuộc sống của người dân nơi nó đi qua.

Minh Dưỡng-Hồng Thi-Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm