Ấm áp "Tết sum vầy-Xuân gắn kết" cho đoàn viên, lao động nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhằm giúp đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống có một cái Tết ấm áp, đủ đầy, ngày 31-12, Ban Quản lý Khu Kinh tế và Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Gia Lai tổ chức hội thi “Đoàn viên, người lao động với bánh mứt truyền thống” và chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết” Tết Quý Mão 2023.

 Ý nghĩa nhân văn từ hội thi

Từ sáng sớm, 7 đội dự thi với 35 thí sinh đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Gia Lai đã có mặt đông đủ tại Nhà văn hóa xã Trà Đa (TP. PLeiku). Các đội dự thi đã trổ tài làm tối thiểu 100 cái bánh và 2 kg các loại mứt truyền thống trong thời gian 120 phút. Ban tổ chức chấm điểm dựa trên các tiêu chí sản phẩm dự thi chất lượng, mùi vị thơm, hấp dẫn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trang trí, trình bày đẹp và thuyết trình về ý nghĩa của sản phẩm. Trước đó, các đội thi đều có sự chuẩn bị công phu, tỉ mỉ từ khâu chọn, chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chế biến đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để làm các loại mứt truyền thông như: mứt dừa, mứt bí, mãng cầu, gừng…; các loại bánh như: bánh in, bánh thuẫn, bánh phục linh…

Đội Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp tư nhân Anh Khoa cùng Ban giám khảo bên mâm bánh ngày Tết đạt giải nhất Hội thi. Ảnh: Đinh Yến
Đội Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp tư nhân Anh Khoa cùng Ban giám khảo bên mâm bánh ngày Tết đạt giải nhất hội thi. Ảnh: Đinh Yến

Giải nhất hội thi lần này thuộc về Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp tư nhân Anh Khoa (Khu Công nghiệp Trà Đa-TP. Pleiku). Chị Trần Thị Thanh Hằng-đội trưởng đội thi chia sẻ: Ngay khi nhận được kế hoạch tổ chức hội thi của Công đoàn Khu kinh tế tỉnh, lãnh đạo đồng ý cho chủ trương, chúng tôi đã chọn 5 người có đôi tay khéo léo để tham gia. Sau hơn 1 tuần lên ý tưởng, mua nguyên liệu và trong thời gian thi 120 phút, đội chúng tôi đã hoàn thành 100 chiếc bánh dứa nướng và 3kg mứt gừng, mứt hạt sen. Với ý tưởng “Tết”, thành phẩm mứt sen và mứt gừng được bày trên một mâm bánh hình tròn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Màu sắc của mâm bánh, mứt được chúng tôi sử dụng các hương liệu tự nhiên như hoa đậu biếc, lá dứa… để làm nên những chiếc bánh dứa nướng có màu vàng ươm thể hiện sự giàu sang, hạnh phúc, màu xanh của niềm tin và hy vọng… tạo nên một cái Tết no ấm, đủ đầy. “Tham gia hội thi hôm nay, chúng tôi cũng gửi số bánh, mứt thành phẩm làm ra đến những đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn để mọi người, mọi nhà đều có Tết”- chị Hằng chia sẻ.

Giải nhì hội thi thuộc về đội đến từ Công đoàn cơ sở Chi nhánh Công ty TNHH OLam Gia Lai. Anh Nguyễn Việt Dũng-đội trưởng đội thi cho hay: Dù mới lần đầu tham gia nhưng 5 thành viên trong đội đến với hội thi bằng tinh thần hăng hái, giao lưu, học hỏi. Bằng đôi bàn tay khéo léo, đội đã làm ra hơn 300 chiếc bánh in, bánh thuẫn, bánh ít lá gai và 2kg mứt dừa. Mâm bánh mứt được trình bày theo chủ đề “Tết sum vầy-Xuân gắn kết”- hướng về quê hương, gia đình. Ý nghĩa hơn là các thành phẩm làm ra được gửi tặng đoàn viên, NLĐ khó khăn. Chúng tôi mong muốn Tết nào cũng có những hội thi ý nghĩa như thế này để góp phần chia sẻ với những trường hợp không có điều kiện về quê đón Tết.

Ban tổ chức trao giải cho các đội thi có các sản phẩm xuất sắc. Ảnh: Đinh Yến
Ban tổ chức trao giải cho các đội thi có các sản phẩm xuất sắc. Ảnh: Đinh Yến

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích và 2 giải phụ. Trong đó, giải nhất thuộc về Công đoàn cơ sở Doanh nghiệp Tư nhân Anh Khoa. Ông Nguyễn Văn Nam-Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thi đánh giá: Hội thi nhằm tạo sân chơi lành mạnh, không khí vui tươi, đầm ấm, sum vầy và khả năng sáng tạo, khéo léo trong đoàn viên, NLĐ. “Ý nghĩa hơn cả là hội thi góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đồng thời củng cố tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong đoàn viên, NLĐ; bằng sự tâm huyết, tài năng và khéo léo qua từng sản phẩm trao gửi tình cảm của mình đến với những người có hoàn cảnh khó khăn”- ông Nam chia sẻ.

Lan tỏa “Tết sum vầy- Xuân gắn kết”

Tại chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết” do Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh và Công đoàn Khu kinh tế tỉnh tổ chức đã trao 135 suất quà (600.000 đồng tiền quà và 500.000 đồng tiền mặt) cho 135 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp Trà Đa. Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh-cho biết: Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, khác với mọi năm là huy động nguồn lực vận động về Ban Quản lý, sau đó phân bổ về các đơn vị, doanh nghiệp, năm nay tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn nên chúng tôi vận động, kêu gọi các doanh nghiệp bằng năng lực tài chính của mình để chăm lo thiết thực nhất cho đoàn viên, NLĐ tại đơn vị, góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ban tổ chức Chương trình tặng quà Tết cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh. Đinh Yến
Ban tổ chức Chương trình tặng quà Tết cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Đinh Yến

Theo đó, từng công đoàn cơ sở có chương trình thăm hỏi, động viên, tặng quà, chúc Tết đoàn viên, NLĐ. Ông Hồ Sỹ Sáu-Giám đốc Nhà máy NutiFood tại Gia Lai (thuộc Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood)-cho hay: “Tại chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết” này, đơn vị đã trao tặng 51 phần quà là những sản phẩm sữa dinh dưỡng và 500.000 đồng tiền mặt cho 51 đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài tham gia chương trình, trong dịp Tết Quý Mão 2023, Nhà máy có 75 lao động cũng được quan tâm chăm lo Tết bằng phần tiền thưởng lương tháng 13 và các phần quà có ý nghĩa để tất cả NLĐ đều có một cái Tết đủ đầy”.

Được nhận quà từ chương trình, chị Phùng Thị Phương-Công ty cổ phần giấy Gia Lai-bày tỏ: “3 năm làm việc tại Công ty, tôi thường nhận được sự quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn, điều này làm tôi cảm thấy bên mình luôn có bạn đồng hành sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn”. Chị Phương cho biết: chồng chị làm nghề sửa xe gắn máy nhưng do bị bệnh tim, đau ốm liên miên nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, nhiều năm qua chị trở thành lao động chính trong gia đình. Với mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng, vừa lo tiền thuốc cho chồng, tiền học cho con, tiền thuê phòng trọ, tiền sinh hoạt... nên thiếu trước hụt sau. Đã vậy, đầu năm 2018, chị cũng phát bệnh đau dạ dày, hoàn cảnh gia đình chị vốn đã khó lại càng khó khăn gấp bội.

“Ngoài chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết” do đơn vị tổ chức, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chúng tôi chỉ đạo mỗi Công đoàn cơ sở doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức chương trình phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Các hoạt động của chương trình phải đi vào chiều sâu, phong phú, đa dạng, hướng về đoàn viên, NLĐ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, qua đó khích lệ tinh thần thi đua lao động, gắn bó với doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn”-ông Nguyễn Văn Nam-Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh nhấn mạnh.

                                                               ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.