14 phe phái chính trị Palestine thống nhất thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc lâm thời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23/7, sau 3 ngày họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc), 14 phe phái chính trị Palestine, trong đó có Fatah (tổ chức điều hành Chính quyền Palestine hiện nay), phong trào Hồi giáo Hamas và Thánh chiến Hồi giáo, đã kết thúc.
Phái viên Fatah Mahmoud al-Aloul, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và quan chức cấp cao Hamas Mussa Abu Marzuk tại Bắc Kinh ngày 23/7. Ảnh: AFP
Phái viên Fatah Mahmoud al-Aloul, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và quan chức cấp cao Hamas Mussa Abu Marzuk tại Bắc Kinh ngày 23/7. Ảnh: AFP

Hội nghị tuyên bố nhất trí thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc lâm thời, thống nhất các thể chế ở Bờ Tây và Gaza, hướng tới tổ chức một cuộc tổng tuyển cử sớm nhất có thể.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, các bên liên quan đã nhất trí thành lập “chính phủ hòa giải dân tộc lâm thời” để quản lý Gaza thời hậu chiến.

Các phe phái cam kết thành lập một nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem và bảo đảm việc hồi hương của người tị nạn Palestine theo Nghị quyết 194 của Liên Hợp Quốc ban hành năm 1948.

Đây được xem là một kết quả thành công lớn cho cả Palestine và Trung Quốc. Với Trung Quốc, đây tiếp tục là một thành quả đối ngoại lớn mà nước này trung gian cho khu vực Trung Đông, sau cái bắt tay hòa giải của Iran và Saudi Arabia tại Bắc Kinh trước đó.

Còn với Palestine, sự thống nhất quan điểm của 14 đảng phái chấm dứt được bất đồng 17 năm giữa phong trào Hamas và Fatah. Đó là bước đi cần thiết của phong trào Hamas ở Dải Gaza, trong bối cảnh lực lượng này bị Israel tấn công quân sự liên tiếp hơn 9 tháng qua. Việc bị tiêu diệt và mất quyền quản lý Dải Gaza trong tương lai đang cận kề. Cho nên cái bắt tay với Fatah sẽ là sự chuyển giao quyền tiếp quản Gaza, một khi xung đột kết thúc, nhằm tránh vùng đất này bị kiểm soát bởi Israel.

Tuy nhiên, “khó khăn” vẫn đang trực chờ các đảng phái Palestine, để có thể thành lập chính phủ lâm thời, với sự hài hòa lợi ích của tất cả các bên, từ thành phần tham gia chính phủ, cho đến chính sách tổ chức bầu cử cùng các vấn đề liên quan đến việc giành quyền tiếp quản Gaza sau khi chiến dịch quân sự của Israel tại đây kết thúc.

Việc kiểm soát Gaza hậu xung đột vẫn là bài toán bỏ ngỏ với Israel, cộng thêm việc quốc hội Israel mới đây ra một nghị quyết bác bỏ việc một nhà nước Palextin được thành lập sẽ là những trở ngại cản trở chính.

Hiện ngoài Trung Quốc, Nga và cộng đồng quốc tế cũng đang dành nhiều sự ủng hộ cho Palestine, trong bối cảnh người Palestine đang phải chịu những thảm kịch nhân đạo ở Gaza.

Trong bối cảnh Palestine có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ quốc tế thì Israel chịu nhiều áp lực. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên đường thăm Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ “sắt đá” của đồng minh.

Chính quyền đương nhiệm Mỹ muốn các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza dừng lại, bằng một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin. Chính quyền Mỹ cũng đang muốn thúc đẩy giải pháp 2 nhà nước cho cuộc xung đột Israel và Palestine, dù Israel không muốn một nhà nước Palestine được thành lập.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.