10 năm thực hiện công tác kết nghĩa ở TP. Pleiku: Những kết quả ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Diện mạo buôn làng khởi sắc, đời sống người dân ngày càng phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm là những dấu ấn nổi bật sau 10 năm thực hiện công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Năm 2013, Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku phê duyệt Đề án số 01-ĐA/TU “Về công tác kết nghĩa với các làng đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Pleiku”. Theo Đề án, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể thành phố cùng các xã, phường thực hiện công tác kết nghĩa với các làng đồng bào DTTS trên địa bàn, từng bước giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên trong cuộc sống.

Dấu ấn trong công tác kết nghĩa

Không giấu được niềm vui khi được ở trong căn nhà vững chãi, bà Kpă Phyat (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh) bày tỏ: “Tôi là mẹ đơn thân, một mình vất vả nuôi đứa con khuyết tật. Bản thân thường xuyên ốm đau, gia đình ít đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Nhiều năm nay, hai mẹ con vẫn phải sống trong căn nhà dột nát. Năm 2020, Đảng bộ và Nhân dân phường Tây Sơn (TP. Pleiku) hỗ trợ gia đình 75 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới. Tôi mừng lắm”.

Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh TP. Pleiku thăm hỏi, tặng quà các gia đình khó khăn tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ. Ảnh: T.D

Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh TP. Pleiku thăm hỏi, tặng quà các gia đình khó khăn tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ. Ảnh: T.D

Theo ông Siu Huem-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mơ Nú: Việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo đã tiếp thêm động lực để các gia đình phấn đấu vươn lên. Sau khi làng kết nghĩa với Đảng bộ và Nhân dân phường Tây Sơn, bà con rất vui. Hai bên cùng nhau chia sẻ những khó khăn, chung tay xây dựng làng ấm no, sạch đẹp. Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt cụ thể tình hình trong làng, Đảng bộ phường Tây Sơn đã cân nhắc việc gì cấp thiết, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho bà con sẽ ưu tiên giải quyết trước. Ngoài tặng quà, hỗ trợ làm nhà ở, cán bộ phường còn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ vật tư… giúp bà con phát triển kinh tế. Làng có 202 hộ, hiện chỉ còn 9 hộ nghèo.

Bà Tống Thị Hồng-Phó Bí thư Đảng ủy phường Tây Sơn-cho biết: Đảng bộ phường được phân công kết nghĩa với 3 làng thuộc xã Ia Kênh gồm: Nhao 2, Mơ Nú, Osơr. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng hộ dân, hàng năm, chúng tôi vận động cán bộ, đảng viên và các nhà hảo tâm hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: làm nhà, cấp giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí để chăn nuôi, mua thẻ bảo hiểm y tế, tặng nhu yếu phẩm...

Cụ thể, phường hỗ trợ, thăm hỏi, tặng quà với tổng trị giá gần 112 triệu đồng; hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao trên 56 triệu đồng; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế 20 triệu đồng; hỗ trợ chăn nuôi để phát triển kinh tế cho 2 hộ nghèo trị giá gần 9 triệu đồng. Riêng năm 2020, phường vận động người dân và cán bộ đóng góp xây dựng nhà cho hộ nghèo làng Mơ Nú với số tiền 75 triệu đồng.

“Chúng tôi cũng kịp thời phối hợp với già làng tuyên truyền, vận động bà con nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, đẩy mạnh các cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh. Cùng với đó, phường phối hợp hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm”-bà Hồng cho biết thêm.

Làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) có 216 hộ với 1.025 khẩu, chủ yếu là dân tộc Jrai. Trước đây, một bộ phận người dân nhận thức có mặt còn hạn chế; tình trạng vi phạm về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông của một số thanh niên còn xảy ra như: trộm cắp vặt, gây rối trật tự... Tuy nhiên, từ khi kết nghĩa với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) và Hội Cựu chiến binh thành phố, bộ mặt của làng đã có nhiều khởi sắc.

“Trong 10 năm qua, các đơn vị kết nghĩa thường xuyên hỗ trợ bà con từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết; từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chăm lo phát triển kinh tế. Làng cũng được chọn để xây dựng làng du lịch cộng đồng. Công tác kết nghĩa thường xuyên có sự phối hợp trao đổi giữa các cơ quan và hệ thống chính trị của làng”-ông Hmrik-già làng Ia Nueng-phấn khởi cho hay.

Bên cạnh đó, Hội LHPN và Hội Cựu chiến binh thành phố còn thường xuyên phối hợp tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo; tặng sách vở, quần áo đồng phục cho các cháu học sinh vào đầu năm học mới, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, vào các dịp lễ, Tết; tặng quà cho thanh niên lên đường nhập ngũ và hỗ trợ hộ khó khăn bị Covid-19… với tổng số tiền trên 40 triệu đồng; hỗ trợ sinh kế 4 con heo giống và 1 con bò trị giá 13 triệu đồng.

Lan tỏa sâu rộng

Ông Rơ Châm Duih-Bí thư Đảng ủy xã Ia Kênh-chia sẻ: “Công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các buôn làng đồng bào DTTS là cách làm hay trong công tác dân vận, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị ở cơ sở. Căn cứ kế hoạch kết nghĩa hàng năm, Đảng ủy xã đã phân công nhiệm vụ đối với từng ban, ngành, đoàn thể, chi bộ phối hợp với các đơn vị kết nghĩa để triển khai thực hiện nhằm giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp đỡ bà con từng bước tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sau 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo trong các làng đồng bào DTTS của xã đã giảm rõ rệt. Hiện toàn xã chỉ còn 46 hộ nghèo, chiếm 4,7%”.

Căn nhà mới của gia đình bà Kpă Phyat (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh) được Đảng bộ và Nhân dân phường Tây Sơn xây tặng. Ảnh: T.D

Căn nhà mới của gia đình bà Kpă Phyat (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh) được Đảng bộ và Nhân dân phường Tây Sơn xây tặng. Ảnh: T.D

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Công tác kết nghĩa đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa sâu rộng. Chúng tôi phân công cán bộ xuống làng nắm tình hình tư tưởng quần chúng nhân dân, giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề nảy sinh vướng mắc, khó khăn. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động bà con phát huy truyền thống yêu nước, chung sức xây dựng làng ngày càng khang trang, tiến bộ, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo, xây dựng NTM”.

Thành phố Pleiku có 37 làng đồng bào DTTS, chủ yếu là người Jrai. Những năm qua, Thành ủy Pleiku đã chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố, các xã, phường triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình kinh tế và các chính sách đối với đồng bào DTTS. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Ông Y Khum-Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố-thông tin: 10 năm qua, việc triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Chính sách về dân tộc được quan tâm đúng mức. Việc quan tâm phối hợp củng cố, kiện toàn kịp thời hệ thống chính trị ở cơ sở đã giúp cho hoạt động của cán bộ quân-dân-chính ở các làng có chuyển biến tốt, tích cực thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên tham gia các phong trào, cuộc vận động ở địa phương.

Đến nay, 100% làng có chi bộ độc lập, 100% chi bộ làng có đủ số lượng đảng viên là người tại chỗ. Cũng nhờ công tác kết nghĩa, các đơn vị đã vận động doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho 98 hộ nghèo, hộ cận nghèo; thăm hỏi, tặng quà bằng hiện vật và tiền với tổng trị giá trên 4,5 tỷ đồng; hỗ trợ trên 179 triệu đồng mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Đến cuối năm 2022, thành phố còn 248 hộ nghèo, 522 hộ cận nghèo, trong đó, số hộ nghèo người DTTS chiếm 2,16%, số hộ cận nghèo người DTTS chiếm 3,35%.

Trong 10 năm qua, các đơn vị kết nghĩa thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh Trần Dung

Trong 10 năm qua, các đơn vị kết nghĩa thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh Trần Dung

Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tiếp tục được chú trọng triển khai thực hiện gắn với xây dựng xã NTM nâng cao, làng NTM trong đồng bào DTTS. Tính đến cuối năm 2022, thành phố có 7 làng đạt chuẩn NTM. Công tác xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa được quan tâm chú trọng. Nếu năm 2013 chỉ có 32/43 làng đạt danh hiệu văn hóa thì đến cuối năm 2022, Pleiku đã có 37/37 làng đạt danh hiệu văn hóa.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp để xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch kết nghĩa hàng năm sát với tình hình, điều kiện thực tế của từng làng; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị được phân công kết nghĩa tham gia xây dựng hệ thống chính trị các làng vững mạnh; duy trì tốt chế độ giao ban hàng quý giữa các cơ quan, đơn vị thành phố, các phường, xã được phân công kết nghĩa với các xã, phường có làng đồng bào DTTS; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị thực hiện có hiệu quả để tiếp tục lan tỏa, nhân rộng”-Trưởng ban Dân vận Thành ủy Pleiku nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Chủ động đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

(GLO)- Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn, không để phát sinh các “điểm nóng” trên địa bàn.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho cáo buộc của ngoại trưởng Mỹ là "đạo đức giả và vô trách nhiệm"

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho cáo buộc của ngoại trưởng Mỹ là "đạo đức giả và vô trách nhiệm"

(GLO)- Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 23/4 chỉ trích cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ là "đạo đức giả và vô trách nhiệm", khẳng định nước này có quyền duy trì "quan hệ thương mại bình thường" với tất cả quốc gia, trong đó có Nga.