Yêu cầu các trường rà soát tuyển dụng, thẩm tra bằng cấp sau vụ tiến sĩ giả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mới đây, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM yêu cầu các trường CĐ, trung cấp tại thành phố rà soát việc tuyển dụng, thẩm tra bằng cấp sau khi báo chí phản ánh vụ ông Nguyễn Trường Hải dùng bằng tiến sĩ giả làm việc tại Trường CĐ Công thương Việt Nam và hàng loạt trường ĐH khác.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh hôm 29.11 đã ký văn bản gửi hiệu trưởng các trường CĐ, trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp, thủ trưởng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM về việc tuyển dụng, quản lý nhà giáo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị tiến hành rà soát, báo cáo việc tuyển dụng, mời giảng đối với ông Nguyễn Trường Hải (sinh ngày 13.8.1981) tại Trường CĐ Công thương Việt Nam (thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp).

Trường CĐ Công thương Việt Nam cơ sở TP.HCM từng bổ nhiệm ông Nguyễn Trưởng Hải vào vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin. WEBSITE TRƯỜNG

Trường CĐ Công thương Việt Nam cơ sở TP.HCM từng bổ nhiệm ông Nguyễn Trưởng Hải vào vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin. WEBSITE TRƯỜNG

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM yêu cầu các đơn vị báo cáo, nêu rõ thời gian công tác, vị trí, chức vụ, tổng số giờ đã tham gia giảng dạy của ông Hải tại đơn vị (nếu có).

Đối với việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị thủ trưởng các đơn vị nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, khi tuyển dụng viên chức cần lưu ý việc thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định pháp luật trước khi ký hợp đồng làm việc với người trúng tuyển.

Được biết, ông Nguyễn Trường Hải là nhân vật gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua vì đã sử dụng bằng tiến sĩ, thạc sĩ giả để giảng dạy và ứng tuyển vào các vị trí trưởng, phó khoa, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM.

Ông Hải từng có 6 năm giảng dạy tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (2 năm thỉnh giảng, 4 năm cơ hữu, từ 2016-2022), thử việc vị trí phó trưởng khoa công nghệ thông tin tại Trường ĐH Văn Hiến, giảng viên thỉnh giảng tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, giảng viên thỉnh giảng hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho 9 sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, được bổ nhiệm làm trưởng khoa công nghệ thông tin Trường CĐ Công thương Việt Nam cơ sở TP.HCM...

Trong hai ngày 30.11 và 1.12, các trường ĐH Văn Hiến, ĐH Công nghệ Sài Gòn đã có buổi làm việc với Công an PA03 về vụ tiến sĩ giả này.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.