Dùng bằng tiến sĩ giả đi dạy khắp nơi, suýt trở thành trưởng khoa một trường CĐ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mới đây, Trường CĐ Công thương Việt Nam phát hiện một giảng viên đang thử việc ở vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin đã sử dụng bằng tiến sĩ giả.

Lãnh đạo Trường CĐ Công thương Việt Nam cho biết vào đầu tháng 9, ông N.T.H được nhận vào làm việc theo diện thử việc tại cơ sở TP.HCM. Đến ngày 18.9, nhà trường cho ông N.T.H thử việc ở vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin.

Khi nộp hồ sơ, người này cung cấp cho trường bằng tiến sĩ với tên N.T.H (sinh ngày 13.8.1981), ngành khoa học máy tính được cấp năm 2021, số hiệu văn bằng QH: 22086798528xx.

Ông H. còn cung cấp bằng thạc sĩ chuyên ngành tin học, cấp năm 2010.

Cả 2 văn bằng đều thể hiện nơi cấp là Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM.

Nhà trường xác minh bằng tiến sĩ của ông N.T.H không có trong dữ liệu lưu trữ. NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP
Nhà trường xác minh bằng tiến sĩ của ông N.T.H không có trong dữ liệu lưu trữ. NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Ông Phạm Đức Trọng, Trưởng phòng Truyền thông Trường CĐ Công thương Việt Nam, thông tin thêm: "Theo quy trình tuyển dụng, sau khi nhận được hồ sơ, trường sẽ xác minh văn bằng của ứng viên. Chúng tôi đã gửi bản công chứng bằng tiến sĩ mang tên N.T.H sang Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM để xác minh. Kết quả cho thấy thông tin trên văn bằng này không đúng với dữ liệu lưu trữ".

Sau đó, nhà trường đã gọi ông H. lên làm việc nhưng ông này vẫn khẳng định bằng cấp của mình là do Trường ĐH Khoa học tự nhiên cấp.

Nhà trường yêu cầu ông H. về Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM làm việc rồi nộp lại kết quả xác minh. Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, ông H. gửi đơn xin nghỉ việc với lý do bận việc gia đình.

Theo ông Trọng, đây là trường hợp đầu tiên Trường CĐ Công thương Việt Nam phát hiện văn bằng ứng viên sử dụng để nộp vào trường là bằng giả.

"Quy trình tuyển dụng giảng viên của trường là sau khi nhận hồ sơ, trường sẽ tiến hành xác minh văn bằng và sau khi thử việc từ 1-3 tháng mới có hợp đồng chính thức. Nếu sử dụng bằng cấp giả hoặc thử việc không đạt, trường sẽ không tuyển dụng", ông Trọng chia sẻ.

Được biết, không chỉ sử dụng bằng tiến sĩ giả để nộp vào Trường CĐ Công thương Việt Nam, ông H. còn nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí trưởng khoa Khoa học máy tính vào một trường ĐH khác ở TP.HCM, cũng với bằng tiến sĩ như trên. Lãnh đạo trường ĐH này tra cứu văn bằng số hiệu QH: 22086798528xx thì hiển thị tên người khác, không phải ông H.

Ngoài ra, ông H. từng được một trường ĐH khác tại TP.HCM nhận vào làm việc. Tuy nhiên, sau 2 ngày đi dạy, ông H. xin nghỉ việc vì bị phát hiện dùng bằng tiến sĩ giả.

Có thể bạn quan tâm

Hạnh phúc nghề giáo

Nghề cao quý

(GLO)- Đôn-ki-xtôi có câu: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Hàng năm, khi tháng 11 về với nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những người “lái đò thầm lặng” lại cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.