Yêu cầu bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, triển khai các nhiệm vụ chậm tiến độ theo đánh giá của Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ đối với các nhiệm vụ không bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06.
Mục tiêu của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích.

Mục tiêu của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích.

Ngày 23-9, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 7323/VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc triển khai Đề án Phát triển Ứng dụng Dữ liệu về Dân cư, Định danh và Xác thực Điện tử phục vụ việc Chuyển đổi Số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất giải pháp bổ sung thông tin Địa chỉ Số Quốc gia vào Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư; tích hợp tài khoản định danh điện tử cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với Hệ thống Sàn Giao dịch Bất động sản Quốc gia, hệ thống Cơ sở Dữ liệu Đất đai Quốc gia, ngân hàng; khai báo địa chỉ số của cá nhân, tổ chức trên VNeID bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-11-2023.

Bộ Công an chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ Bảo hiểm Xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-10-2023.

Yêu cầu Bộ Tư pháp bố trí hạ tầng công nghệ thông tin để tối ưu hóa hệ thống đăng ký quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, đảm bảo hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông "Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi"; "Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí"; khắc phục tình trạng hồ sơ đang ở trạng thái mới đăng ký, chưa đồng bộ về hệ thống cho cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ; thời hạn hoàn thành trước ngày 30-9-2023.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an bảo đảm hệ thống phần mềm của Cục Bảo trợ Xã hội và Cục Người có Công kết nối với Phần mềm Dịch vụ Công Liên thông hoạt động thông suốt đến cấp xã; đồng bộ toàn bộ kết quả xử lý hồ sơ liên thông để phục vụ công tác thống kê, báo cáo đối với 2 dịch vụ công liên thông, hoàn thành trước ngày 30-9-2023.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổng hợp thông tin người lao động và giao dịch việc làm gắn với ứng dụng VNeID.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch và Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam kết nối Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thực hiện rà soát, xác thực, làm sạch dữ liệu thông tin về người tham gia giao dịch chứng khoán (trong đó có thông tin người thân tham gia giao dịch chứng khoán); báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-11-2023.

Cùng đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin Sổ Sức khỏe Điện tử trên VNeID; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-10-2023.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn thường xuyên, đầu tư công triển khai Đề án 06, đặc biệt là các địa phương gặp khó khăn trong bố trí kinh phí, thời hạn hoàn thành trước ngày 30-9-2023.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc tái cấu trúc quy trình thủ tục và tích hợp cung cấp 53 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-11-2023.

Đồng thời, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tổ Công tác triển khai Đề án 06 đôn đốc các Bộ: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 2 nhóm dịch vụ công liên thông, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30-11-2023.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, triển khai các nhiệm vụ chậm tiến độ theo đánh giá của Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ đối với các nhiệm vụ không bảo đảm lộ trình triển khai Đề án 06; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 20-10-2023 (lồng ghép trong báo cáo gửi Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ).

Trước đó, ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06).

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.