Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế bảo đảm khả thi, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, tập trung vào các yếu tố hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính và hệ sinh thái.

Chiều 30-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, TPHCM và Đà Nẵng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Tại cuộc họp, các đại biểu nghe báo cáo về việc xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế tại Việt Nam; thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ nên phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất, nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chỉ rõ, mục tiêu của việc xây dựng trung tâm tài chính là để hình thành thị trường tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của TPHCM, Đà Nẵng nói riêng, đất nước nói chung. Về đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng liên quan đến tài chính, ngân hàng và các dịch vụ đi kèm, thị trường vốn.

Về mô hình, Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới, tiếp thu các yếu tố tinh túy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại và tương lai để đưa ra, xây dựng và phát triển mô hình riêng của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đề án cần xác định rõ các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính, hệ sinh thái; đề xuất cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; đề xuất khung pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, kể cả về chính sách visa, lao động, thuế, nhân lực chất lượng cao… để thu hút mọi nguồn lực tài chính, nhất là tài chính cho các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu…; hình thành thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, hội nhập, bền vững.

Thủ tướng yêu cầu ban chỉ đạo, các bộ, cơ quan liên quan và TPHCM, TP Đà Nẵng khẩn trương hoàn thiện đề án bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Buôn Ma Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Thành phố Buôn Ma Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025

Sáng 30/10, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1193 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.