Vụ xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man: Công an vào cuộc điều tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lực lượng công an đã vào cuộc điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man xảy ra ở tỉnh Quảng Nam.

Sáng nay 12.4, ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn (Quảng Nam), cho biết sau khi nắm thông tin vụ nghi bạo hành trẻ 20 tháng tuổi (Thanh Niên đã thông tin), ông đã chỉ đạo cho dừng ngay hoạt động của cơ sở này.

Vụ giáo viên bạo hành trẻ 20 tháng tuổi xảy ra ở cơ sở mầm non tư thục Con Cưng (thuộc thôn Phước Chánh, xã Quế Mỹ, H.Quế Sơn).

"Sau khi nắm thông tin, tôi chỉ đạo cho dừng ngay hoạt động ngay của cơ sở này. Trong sáng nay 12.4 không được phép tiếp nhận trẻ để chăm sóc nữa. Địa phương cũng đã xuống thăm hỏi, động viên người nhà của trẻ bị nữ giáo viên đánh đập. Hiện công an đang củng cố hồ sơ để điều tra, xử lý nghiêm đối với hành vi này", ông Vũ nói.

Cháu bé 20 tháng tuổi gửi ở cơ sở mầm non tư thục Con Cưng bị cô giáo xách ngược, đánh đập dã man
Cháu bé 20 tháng tuổi gửi ở cơ sở mầm non tư thục Con Cưng bị cô giáo xách ngược, đánh đập dã man

Theo ông Vũ, theo giấy phép thì cơ sở này chỉ được cấp phép giữ 7 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì phát hiện số trẻ trong cơ sở tư thục này lại tăng cao hơn số lượng được cấp phép.

"Dù vụ việc lớn hay nhỏ thì với hành động đánh trẻ thì phải xử lý thật nghiêm, bởi hành vi này không thể chấp nhận được", ông Vũ chia sẻ thêm.

Trong khi đó, anh P.P.T (cha của trẻ 20 tháng tuổi bị đánh đập) cho biết camera của cơ sở tư thục này thường xuyên bị tắt vào buổi trưa, nhưng hôm đó chủ cơ sở sơ suất không tắt nên hành vi bạo hành cháu bé bị phụ huynh phát hiện.

Ngay khi phát hiện sự việc, gia đình lập tức đến cơ sở làm việc, bà Ngọc Lan (người xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man – PV) đã khóc lóc, xin lỗi gia đình và cho rằng mình lỡ tay vì cháu khóc, không chịu ngủ trưa. Tuy nhiên, gia đình không chấp nhận lời giải thích này.

Anh T. cũng cho hay, suốt gần 1 tháng gửi con, cơ sở này không cho phụ huynh theo dõi camera, dù đây là quyền chính đáng để giám sát chất lượng chăm sóc trẻ.

Như Thanh Niên đã thông tin, chiều tối 11.4, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip ghi cảnh nữ giáo viên đánh trẻ mầm non một cách dã man.

Nội dung clip cho thấy sự việc xảy ra vào thời điểm hơn 11 giờ 55 phút ngày 11.4.

Trong clip, các cháu bé đang nằm ngủ trưa thì một người được cho là cô giáo mầm non đi tới tủ đựng đồ dùng, lấy một dụng cụ giống cây thước. Sau đó, người này tiến lại cầm 1 chân của một cháu bé xốc ngược lên, rồi liên tục lấy dụng cụ giống cây thước đánh mạnh vào cháu bé. Trong clip, có thể thấy cháu bé khóc lóc rất thảm thiết.

Theo Mạnh Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.