Viếng nghĩa trang Vị Xuyên nơi các anh yên nghỉ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thế là đã gần 4 năm kể từ ngày chúng tôi được đến viếng nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên để thắp nén hương thơm các anh hùng liệt sĩ. Một chuyến công tác lên các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam rồi thăm nghĩa trang nhưng mỗi trong tôi đau đáu một kỷ niệm...

Trong một chuyến đi học tập kinh nghiệm giữa các báo Đảng địa phương ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, tôi được đoàn công tác do Tổng Biên tập Báo Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên-nơi an nghỉ của 1.854 liệt sĩ, một mộ liệt sĩ tập thể đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc từ năm 1979 đến 1989. Tuy thời gian rất ngắn ngủi trên đường trở về nhưng Tổng Biên tập Báo Gia Lai vẫn đề xuất mọi người dành thời gian ghé đến thắp nén hương thơm thầm biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì một tấc đất biên cương tổ quốc.

Đoàn công tác Báo Gia Lai thắp hương tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: Lê Văn Nhung

Đoàn công tác Báo Gia Lai thắp hương tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: Lê Văn Nhung

Hôm chúng tôi đến, nghĩa trang tuy đang trong giai đoạn được tôn tạo, xây dựng một số hạng mục nhưng cơ bản hoàn chỉnh nên rất khang trang. Trong ánh nắng ban mai của tiết trời thật trong lành mát mẻ, không ai nói ai điều gì nhưng tâm tưởng mọi người đều một dòng cảm xúc khó tả là hãy đi thật nhẹ, nói thật khẽ nơi các anh yên nghỉ. Tại nghĩa trang, lúc chúng tôi đến đã thấy các anh chị nhân công làm việc từ sớm đang trang hoàng từng bụi cây, lát từng viên gạch thẳng thớm. Không ai nói với ai điều gì, thành kính tri ân và tỏa ra các hướng thắp nén nhang trên từng mộ chí. Một đồng nghiệp đi cùng chúng tôi cho biết, trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc từ năm 1979 đến 1989, các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc với ý chí “Một tấc không đi, một ly không dời”, quyết tâm giữ vững từng mỏm đồi, vách đá, điểm cao bằng tinh thần quả cảm “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”. Riêng tại mặt trận Vị Xuyên, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hơn 9.000 người bị thương và hiện vẫn còn hàng ngàn hài cốt của cán bộ, chiến sĩ nằm rải rác trong khe đá, thung sâu chưa tìm thấy và chưa quy tập được. Đây chỉ là một phần hài cốt của một số liệt sĩ đã được quy tập về đây.

Tác giả thắp hương tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: Lê Văn Nhung

Tác giả thắp hương tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: Lê Văn Nhung

Đến nghĩa trang thắp nén hương mà lòng bồi hồi xúc động. Các anh nằm đó, tên các anh đã thành tên đất nước. Sự hy sinh của các anh như ngọn lửa bất diệt vì sự trường tồn của dân tộc. Chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử; lịch sử dân tộc mãi mãi khắc ghi máu của các anh đã đổ. Trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi không bao giờ quên dù chỉ một lần được đến và thắp nén hương thơm thầm biết ơn sự hy sinh vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ để tổ quốc trường tồn.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).