Vì sao 8,54 triệu người Trung Quốc bị chính quyền đưa vào danh sách đen?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo báo Financial Times ngày 4/12, tổng cộng 8,54 triệu người Trung Quốc, hầu hết trong độ tuổi 18 đến 59, chính thức bị chính quyền nước này đưa vào danh sách đen vì không thể chi trả đúng hạn nhiều khoản vay như nợ thế chấp mua nhà, vay kinh doanh...
Vay tiền trên các nền tảng trực tuyến yêu cầu chỉ vài thông tin cơ bản. Ảnh: SCMP

Vay tiền trên các nền tảng trực tuyến yêu cầu chỉ vài thông tin cơ bản. Ảnh: SCMP

Con số kỷ lục này tương đương 1% số người trưởng thành trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 5,7 triệu người vỡ nợ hồi năm 2020 - thời điểm những chính sách phong tỏa chống dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế các hộ gia đình.

Việc số người vỡ nợ tăng vọt tác động tiêu cực đến nỗ lực củng cố niềm tin người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo luật Trung Quốc, quá trình liệt một người vào danh sách đen bắt đầu khi họ bị ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng kiện ra tòa. Sau đó, nếu họ vẫn không thể thanh toán khoản vay trước hạn thì sẽ chính thức bị cấm tham gia nhiều hoạt động kinh tế, bao gồm mua vé máy bay và thanh toán qua các ứng dụng di động.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống một bộ phận không nhỏ người dân, vì những hình thức thanh toán di động như Alipay và WeChat Pay đã ăn sâu vào thói quen mua sắm ở đây.

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc cố gắng thắt chặt thị trường cho vay tiêu dùng và tín dụng trực tuyến khiếu nhiều công ty fintech cũng phải chịu sự quản lý tương tự các ngân hàng truyền thống. Dù vậy thói quen “mua trước, trả sau” đã ăn sâu bén rễ với thế hệ trẻ.

Hệ thống ngân hàng phát triển chậm của Trung Quốc tạo điều kiện cho thị trường tín dụng đen phát triển. Mặc dù thế hệ trưởng thành thường vay tiền từ người thân, nhưng Gen Z yêu công nghệ lại tìm đến các dịch vụ tín dụng trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 4 (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), bà Nguyễn Thị Lan đã nỗ lực cùng tập thể triển khai hiệu quả các mặt công tác, góp phần xây dựng địa bàn khu dân cư ổn định, phát triển.

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

Ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Ia Púch

(GLO)- Hưởng ứng lễ phát động ra quân xây dựng nông thôn mới năm 2024, hơn 140 cán bộ, nhân dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn đã thực hiện nhiều phần việc thiết thực, góp phần cải thiện cảnh quan của xã thêm sạch, đẹp.

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

(GLO)- Sáng 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi giai đoạn 2019-2024; trưng bày, giới thiệu sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 và trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật phòng-chống bạo lực gia đình”.

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Chung tay bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

(GLO)- 1. Sinh thời, Bác Hồ khẳng định rằng: Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang. Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, nhân dân làm theo.