Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội làm việc với tỉnh Gia Lai về bình đẳng giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-3, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Thúy-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024.

Dự buổi làm việc về phía tỉnh Gia Lai có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

tempimagedhsuyh.jpg
Quang cảnh buổi làm việc giữa Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội với UBND tỉnh Gia Lai về bình đẳng giới năm 2024. Ảnh: Hà Duy

Báo cáo tại buổi làm việc nêu rõ: Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Gia Lai thường xuyên quan tâm đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. UBND tỉnh luôn xem đây là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới được tỉnh chú trọng triển khai.

Trong đó, đã tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Hiện tổng số lãnh đạo UBND tỉnh là 4 người, trong đó nữ là 1 người, chiếm 25%; tổng số nữ lãnh đạo chủ chốt tại các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể là 23 người, chiếm 19%; tổng số nữ lãnh đạo chủ chốt của HĐND cấp huyện là 5 người, chiếm 29,41%; tổng số nữ lãnh đạo chủ chốt của UBND cấp huyện là 5 người, chiếm 9,62%; tổng số nữ lãnh đạo chủ chốt của HĐND cấp xã là 112 người, chiếm 27,25%; tổng số nữ lãnh đạo chủ chốt của UBND cấp xã là 78 người, chiếm tỷ lệ 14,53%.

Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức nữ tham gia vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, trong đó, ở cấp tỉnh, công chức là 442 người (chiếm 36,05%), viên chức là 4.666 người (chiếm tỷ lệ 62,68%); ở cấp huyện, công chức là 530 người (chiếm tỷ lệ 41,77%), viên chức là 13.547 người (chiếm tỷ lệ 78%); ở cấp xã, nữ cán bộ là 711 người (chiếm tỷ lệ 31,28%), nữ công chức là 1.154 người (chiếm tỷ lệ 54,23%).

Về các hoạt động nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động, UBND tỉnh luôn bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế như: đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về pháp luật, chính sách, bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh. Hiện số phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo trong các doanh nghiệp là 528 người (chiếm 14,23%); tỷ lệ phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt hơn 90%.

tempimagexth9s1.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Tại buổi làm việc, một số sở, ngành thuộc tỉnh đã báo cáo những nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị quản lý. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất như: cần xây dựng cơ chế quy định cụ thể tỷ lệ nữ trong nguồn quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trong các khóa học tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, các khóa đào tạo sau đại học; Trung ương cần nghiên cứu các chính sách cụ thể đối với cán bộ nữ về đào tạo, bố trí, sử dụng, đề bạt ở các vị trí lãnh đạo, quản lý; nghiên cứu lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy tại các bậc học, ngành học; hỗ trợ địa phương tài liệu tuyên truyền về bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các tài liệu về phòng-chống xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; hỗ trợ kinh phí và nguồn lực đề xây dựng các mô hình có hiệu quả...

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh-cho biết: Tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung số liệu về số phụ nữ tham gia tham chính, số nữ cán bộ chủ chốt của HĐND tỉnh; tỷ lệ nữ giám đốc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã và tỷ lệ lao động nữ hưởng lương. Nói về những kết quả đạt được của Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm: “Ở Gia Lai, chưa có tình trạng mua bán người liên quan đến giới. Về tỷ số giới tính, Gia Lai gần như không có tình trạng lựa chọn giới tính cho con. Tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em ở Gia Lai thấp hơn trung bình cả nước do tỉnh đã điều chỉnh, xây dựng, tổ chức hệ thống y tế tại cơ sở một cách bài bản. Về giáo dục đào tạo, chúng tôi đang rà soát và xây dựng lại các mô hình đào tạo phù hợp cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện tỉnh đang thực hiện khá hiệu quả mô hình bán trú dân nuôi”.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Kim Thúy-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong triển khai công tác bình đẳng giới khi Gia Lai là địa phương triển khai khá sớm, đầy đủ; công tác phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, Gia Lai đã hướng đến đặc thù là địa phương có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số cao để có những hình thức, nội dung thực hiện phù hợp. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành thành viên và các thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh luôn chặt chẽ, phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề liên ngành đối với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.

tempimagehjhpyy.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thúy-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội phát biểu kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Đồng thời, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cũng đề nghị: Gia Lai rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới xem cái gì khả thi, cái gì bất khả thi để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện tất cả các hoạt động đều chịu sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu… vì vậy cần nghiên cứu các hoạt động thực hiện chiến lược bình đẳng giới sao cho phù hợp.

Hiện tại, đang quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, theo đó sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới, vì vậy, cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực; tỷ lệ nữ trong vị trí lãnh đạo sau sáp nhập; bảo đảm tính liên tục của các chương trình, mục tiêu của chiến lược bình đẳng giới. Trước thềm Đại hội Đảng, Gia Lai đặc biệt chú trọng, quan tâm giới thiệu ứng cử viên là nữ để phát huy tiếng nói, vai trò của giới.

Có thể bạn quan tâm

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

Krông Pa: 69 căn nhà bị tốc mái do mưa dông kèm lốc xoáy

(GLO)- Chiều 26-4, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa cho biết, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra tại một số xã trên địa bàn huyện vào ngày 24-4 đã làm 69 căn nhà bị tốc mái và nhiều diện tích cây trồng của người dân bị thiệt hại nặng.