Từ 15.9, bị tai nạn lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề hơn 20 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ ngày 15.9.2020, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động đến 22,350 triệu đồng.
 

Nghị định 88/2020 có hiệu lực từ 15.9 do Chính phủ ban hành mới đây đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Nghị định này quy định người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau:

Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc thẩm quyền quản lý phù hợp với sức khỏe;

Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 22.350.000 đồng).

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

Để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động chuẩn bị các giấy tờ như: Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

Và bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

 

 Từ 15.9, bị tai nạn lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề hơn 20 triệu đồng. Ảnh minh hoạ: Lao Động
Từ 15.9, bị tai nạn lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề hơn 20 triệu đồng. Ảnh minh hoạ: Lao Động


Đối tượng áp dụng bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình...

 

https://laodong.vn/cong-doan/tu-159-bi-tai-nan-lao-dong-duoc-ho-tro-chuyen-doi-nghe-hon-20-trieu-dong-823784.ldo

Theo Minh Phương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.