Từ 1-1-2022 lương hưu sẽ tăng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chiều 10-11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn, chiều 10-11-2021. Ảnh: Quang Phu1c
Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn, chiều 10-11-2021. Ảnh: Quang Phu1c



Từ 1-1-2022 lương hưu sẽ tăng

ĐB Vương Thị Hương (Hà Giang) đặt vấn đề, người nghỉ hưu trước năm 1995 đã cao tuổi, lương hưu thấp, nhiều người chật vật mưu sinh. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Bộ trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung trả lời, tuy vừa qua phải dừng cải cách tiền lương, nhưng Chính phủ vẫn dự kiến điều chỉnh lương hưu, nhất là những người về hưu trước năm 1995 và người có lương hưu thấp.

 


Trước đây dự kiến 1-7-2022 sẽ điều chỉnh lương hưu, nhưng do dịch bệnh khiến đời sống người hưởng lương hưu khó khăn, Bộ đề xuất Chính phủ điều chỉnh sớm hơn, từ ngày 1-1-2022. Mức điều chỉnh dự kiến là 7,4%. Tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu là 12.650 tỷ đồng. Chúng tôi phấn đấu đến 1-1-2022, người về hưu được hưởng chính sách mới", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Hội trường Diên Hồng chiều 10-11
Hội trường Diên Hồng chiều 10-11.


Vẫn ĐB Vương Thị Hương nêu câu hỏi: "Báo chí đưa tin gần đây có 22.000 người nhận nhầm hỗ trợ. Bộ trưởng có nắm được không, xử lý thế nào?"

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng ở đây có sự nhầm lẫn. Ông cho biết đã trực tiếp điện cho Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và yêu cầu Sở LĐTB-XH báo cáo bằng văn bản, đồng thời cử một Thứ trưởng cùng các đơn vị vào kiểm tra thực tế, gặp người phát, người nhận nhầm.

“Thực tế chỉ có 1.490 người nhận nhầm. Con số 22.000 người là của tỉnh Bình Dương thống kê để hỗ trợ thêm cho lao động ở các khu nhà trọ trong lúc khó khăn với mức 800.000 đồng/người. Sau đó, tỉnh thấy con số quá lớn, nên đã rà soát, điều chỉnh lại. Số người nhận nhầm chỉ là 1.490 người, với số tiền 1,6 tỷ đồng và cũng đã hoàn trả lại", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung “đính chính”.


Phải lo thật tốt chính sách về đời sống, mức lương, thu nhập cho người lao động

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) về giải pháp chăm sóc trẻ mồ côi do Covid-19, phần lớn TPHCM và các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, do tác động của dịch, thế giới có 1,5 triệu trẻ em mồ côi,  Việt Nam có 2.532 trẻ mồ côi với 81 trẻ mất cả cha và mẹ vì dịch bệnh.

Bộ đã chủ động nghiên cứu, ban hành chính sách, như thay thế Nghị định 136 bằng nghị định 20 (có hiệu lực từ 1-7), quy định việc bảo trợ trẻ em, các chính sách cho trẻ mồ côi, chính sách cho trẻ trong làng SOS, theo đó hỗ trợ trẻ em dưới 4 tuổi có người đỡ đầu với mức 1,8 triệu đồng/trẻ.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ trẻ mồ côi cha hoặc mẹ mỗi cháu 5 triệu đồng, mồ côi cả cha mẹ thì được cấp sổ tiết kiệm 20 triệu đồng.

"Chúng tôi vận động để các cháu đều có mái ấm gia đình, người thân đỡ đầu. Hiện 81 cháu đều sống với người thân. Trường hợp không có người thân sẽ có mẹ đỡ đầu, trường hợp xấu nhất mới đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội", ông Dung nói.

Về tình trạng thiếu hụt lao động được ĐB Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề cập, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, cần chú trọng giữ chân người lao động, thu hút người lao động quay trở lại, giải quyết việc làm cho người lao động ở những nơi mà họ đã về và điều tiết bổ sung trong trường hợp đặc biệt, ở những địa bàn, đối tượng, lĩnh vực cấp thiết.

Trong đó, quan trọng nhất là chúng ta phải lo thật tốt chính sách về đời sống, mức lương, thu nhập cho người lao động. Thứ hai, chăm lo an sinh thật tốt, phải có mức sàn tối thiểu cho người lao động yên tâm: Vấn đề nhà trọ, nhà ở, sinh hoạt, nơi chăm sóc con cái. Thứ ba, phải đảm bảo cho người lao động về an toàn tính mạng, sức khỏe, đó là tiêm vaccine...

Đối với khắc phục hạn chế các vấn đề về an sinh xã hội, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng đứng đầu trong khối ASEAN về đầu tư ngân sách cho an sinh xã hội.

“Chúng ta có những chính sách tương đối đồng bộ và hoàn thiện, kể cả cho người có công, người yếu thế, người già… Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề án để đầu năm 2023, sẽ trình với Ban chấp hành Trung ương về củng cố, nâng cao chất lượng an sinh”, ông Đào Ngọc Dung thông tin.

Theo ANH PHƯƠNG  (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.