Từ 1-1-2018, phạt tù đến 3 năm nếu sa thải lao động trái pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo nội dung được quy định Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018, người sử dụng lao động sẽ phạt tù đến 3 năm nếu sa thải lao động trái pháp luật.
 

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Made Clothing Việt Nam.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Made Clothing Việt Nam.

Trong Luật Lao động 2012 (Điều 155) cấm người sử dụng lao động sa thải lao động trái pháp luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhất là đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thực tế vẫn xuất hiện nhiều trường trường hợp người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nêu trên bởi chế tài xử phạt hành chính còn nhẹ.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1-1-2018, người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định này xử lý nặng theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể tại điều 162 quy định tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật như sau:

1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:

a) Đối với 2 người trở lên;

b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Như vậy, chế tài đối với tội danh này tại Bộ luật Hình sự mới (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) nặng hơn quy định định hiện hành tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 (mức phạt tù tối đa nâng từ 1 năm lên thành 3 năm).

X.C/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.