Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.

Kết quả đó là nhờ các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã tích cực thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.

Kỳ vọng nâng cao hiệu quả kinh tế

Gia đình ông Lê Công Khoa (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) hiện có gần 30 ha rừng keo lai, bạch đàn trồng tại khu vực xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Ông Khoa chia sẻ: Năm 2013, khi vào Ya Hội trồng mía, ông nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất phù hợp với cây keo lai và bạch đàn. Từ đó, ông đã chuyển sang đầu tư trồng rừng và mở rộng diện tích lên gần 30 ha như hiện nay.

Khoảng 5 năm nay, với những khu vực cây keo phát triển tốt, ông không khai thác trắng mà chọn để lại khoảng 1.000 cây/ha để tiếp tục chăm sóc phát triển theo hướng rừng gỗ lớn.

Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng gỗ lớn của gia đình đang phát triển tốt, đường kính mỗi cây hơn 20 cm. Ông hy vọng khu rừng gỗ lớn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những diện tích rừng khai thác theo chu kỳ 4-5 năm.

“Chi phí đầu tư trồng 1 ha rừng hết khoảng 20 triệu đồng nên nhiều hộ dân mạnh dạn tham gia trồng rừng. Riêng tôi, mỗi năm khai thác 5-7 ha, năng suất bình quân đạt 100 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 400 triệu đồng. Đối với gần 10 ha rừng gỗ lớn, tôi đầu tư xem như là của để dành trong những năm tới”-ông Khoa vui vẻ nói.

Năm 2021, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn (huyện Chư Pưh) tuyên truyền, vận động một số hộ dân liên kết trồng khoảng 70 ha keo lai và xà cừ theo hướng rừng gỗ lớn. Hiện nay, cây keo lai đang sinh trưởng phát triển ổn định, đường kính đạt 15-20 cm. Dù chưa đến chu kỳ khai thác nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn và người dân rất hy vọng mô hình sẽ thành công để nhân rộng trong những năm tới.

nguoi-dan-va-can-bo-ban-quan-ly-rung-phong-ho-nam-phu-nhon-kiem-tra-rung-trong-go-lon.jpg
Người dân và cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn kiểm tra rừng trồng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Văn Tường-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn-thông tin: Trồng rừng gỗ lớn là mô hình còn khá mới. Khó khăn trong trồng rừng gỗ lớn là khoảng 10 năm mới khai thác, trong khi nguồn vốn của người dân còn hạn chế.

Vì vậy, chúng tôi mong muốn tiếp cận các nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh. Đơn vị đề ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2030 sẽ chuyển 200 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn với hy vọng nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Tiềm năng phát triển lớn

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2023 của UBND tỉnh, diện tích rừng trồng gỗ lớn trong quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh khoảng 15.803 ha. Trong đó, rừng phòng hộ chiếm 9.305 ha, rừng sản xuất 6.035 ha và rừng đặc dụng 462 ha. Hiện nay, một số đơn vị chủ rừng trồng thử nghiệm cây lõi thọ, keo lá tràm, keo lai với mục đích kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro trồng 14 ha cây lõi thọ, Công ty TNHH một thành viên MDF Vinafor Gia Lai trồng 11 ha keo lá tràm, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ka Nak trồng 30 ha keo lai, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn trồng 70 ha keo lai và xà cừ... Bên cạnh đó, nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư trồng cây lâm nghiệp bản địa theo hướng kinh doanh rừng gỗ lớn.

Ông Từ Tấn Lộc-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro-cho hay: Những năm qua, đơn vị phối hợp với các cơ quan và người dân trên địa bàn liên kết trồng rừng sản xuất với các loại cây như: keo lai, bạch đàn.

Không chỉ phủ xanh đất trống, diện tích keo lai, bạch đàn còn cho khai thác theo chu kỳ, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Đặc biệt, đơn vị đang trồng 14 ha cây lõi thọ xen với bạch đàn, mục đích là thử nghiệm loài cây mới theo hướng rừng gỗ lớn.

1-1145.jpg
Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Còn ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho biết: Nhiều năm qua, công tác trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện được các đơn vị chủ rừng và người dân quan tâm. Không chỉ phủ xanh đất trống, việc trồng rừng sản xuất còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện khuyến khích người dân đầu tư trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh để nâng cao giá trị và thu nhập.

Trao đổi với P.V, ông Trương Thanh Hà-Quyền Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-thông tin: Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm gần đây, nhiều hộ dân, doanh nghiệp và đơn vị chủ rừng tích cực tham gia trồng rừng và cây phân tán, nhất là các loài cây bản địa như: trắc, giáng hương, gáo vàng…

Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn với hy vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là hướng đi mới phù hợp với Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, đồng thời thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp của tỉnh phát triển bền vững trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.