Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng thử vũ khí hạt nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres vừa đưa ra thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân (ngày 29/8), trong đó kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân.
Cột khói hình nấm trong vụ thử hạt nhân tại Nevada, Mỹ, năm 1952. Ảnh: AP

Cột khói hình nấm trong vụ thử hạt nhân tại Nevada, Mỹ, năm 1952. Ảnh: AP

Theo ông Guterres, gần 8 thập kỷ qua, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân đã được tiến hành tại hơn 60 địa điểm trên khắp thế giới, để lại một “di sản hủy diệt” khiến nhiều khu vực không thể sinh sống và gây ra nhiều hệ lụy lâu dài đối với sức khỏe con người.

Ông Guterres cảnh báo, gần đây xuất hiện những động thái kêu gọi nối lại việc thử hạt nhân cho thấy những bài học khủng khiếp trong quá khứ đang bị “phớt lờ hoặc lãng quên”.

"Nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân, thế giới phải đồng lòng lên tiếng để chấm dứt vĩnh viễn hoạt động này", ông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, LHQ cũng kêu gọi các nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) để văn kiện này sớm có hiệu lực, nhấn mạnh đây là hiệp ước duy nhất cấm tất cả các hoạt động thử hạt nhân và là một công cụ an ninh thiết yếu, có thể kiểm chứng đối với vấn đề này.

CTBT là một thỏa thuận đa phương cấm tất cả các vụ thử hạt nhân, bất kể phục vụ mục đích hòa bình hay quân sự. Hiệp ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1996 và đã được 187 quốc gia ký kết nhưng vẫn chưa có hiệu lực.

CTBT này nhằm ngăn chặn sự phổ biến của công nghệ vũ khí hạt nhân và kiểm soát kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Cùng với các hiệp ước trước đó, CTBT cũng nhằm giảm phát tán chất phóng xạ vào khí quyển và đại dương trong những ngày hỗn loạn thời Chiến tranh Lạnh.

Vấn đề ở chỗ là hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì một số quốc gia, trong đó có Mỹ, chưa phê chuẩn. Tuy nhiên, hầu hết các bên ký kết – gồm những quốc gia có kho vũ khí lớn nhất thế giới là Nga và Mỹ – vẫn tuân thủ lệnh cấm.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.