Trung Quốc và Pháp thống nhất ngăn chặn sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ucraine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngày 6/4, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của Tổng thống Pháp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Trung Quốc.
Tổng thống Pháp và Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Pháp và Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Guardian, tại cuộc gặp, 2 nhà lãnh đạo đã dành thời gian trao đổi về chương trình hợp tác trong lĩnh vực thương mại và năng lượng. Về vấn đề Ucraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị ông Macron nỗ lực làm dịu tình hình. "Việc sử dụng vũ khí hạt nhân phải được ngăn chặn tại Ukraine", Chủ tịch Trung Quốc chia sẻ quan điểm.

Về phần Tổng thống Pháp, ông Macron đề cao vai trò hòa giải của Trung Quốc trong cuộc xung đột tại Ukraine, đồng thời đề nghị ông Tập thuyết phục Nga trở lại bàn đàm phán.

"Tôi biết rằng chúng tôi có thể trông cậy vào ông trong việc thuyết phục Nga cùng các bên liên quan trở lại bàn đàm phán", ông Macron nói.

Ngoài ra, 2 nhà lãnh đạo khẳng định lập trường rằng một cuộc đàm phán hòa bình cho vấn đề Ukraine cần phải được diễn ra "trong thời gian sớm nhất".

Sau một cuộc gặp không chính thức và tiệc chiêu đãi ngày 6/4 tại Bắc Kinh, ông Macron sẽ bay đến thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc để cùng ông Tập dùng bữa tối riêng tư và tiếp tục chương trình làm việc.

Hiếm khi ông Tập đón khách nước ngoài tại nơi nào ngoài Bắc Kinh. Tháng 4/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến dự “thượng đỉnh không chính thức” tại Vũ Hán, không lâu sau khi xảy ra vụ ẩu đả nghiêm trọng trên biên giới giữa hai nước.

Cũng trong năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đi chuyến tàu cao tốc đến Thiên Tân, một thành phố giáp Bắc Kinh về phía Bắc, để cùng xem thi đấu khúc côn cầu trên tuyết.

Pháp là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu năm 2022, sau Đức và Hà Lan. Trong đó, Quảng Đông chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Pháp.

TS ( từ TTXVN,TPO,TNO)

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.